X

Lý thuyết Dầu mỏ và khí thiên nhiên Trang 126 – 128 SGK Hóa học lớp 9

Tóm tắt lý thuyết bài Dầu mỏ và khí thiên nhiên (Trang 126, 127, 128 SGK Hóa học lớp 9) cần nhớ:

– Dầu mỏ là chất lòng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Bằng cách chưng cất dầu mỏ, người ta thu được xăng, dầu hỏa và nhiều sản phẩm khác.

– Crackinh dầu mỏ để thăng thêm lượng xăng.

– Metan là thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên và khí mỏ dầu. Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý hiếm trong đời sống và trong công nghiệp.

Tổng hợp kiến thức:

I. DẦU MỎ

1. Tính chất vật lí: Dầu mỏ là chất lòng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

2. Trạng thái tự nhiên và thành phần của dầu mỏ

– Trong tự nhiên, dầu mỏ tập trung thành những vùng lởn, ở sâu trong lòng đất, tạo thành các mỏ dầu.

– Mỏ dầu thường có ba lớp: Lớp khí ở trên, được gọi là khí mỏ dầu hay khí đồng hành, thành phần chính của khí mỏ dầu là metan; Lớp dầu lỏng là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hiđrocacbon và những lượng nhỏ các hợp chất khác; Dưới đáy mỏ dầu là một lởp nước mặn.

3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ

Khi chưng cất dầu mỏ,các sản phẩm được tách ra ở những nhiệt độ khác nhau như: Khí đốt, xăng, dầu thắp, dầu điezen, dầu mazut, nhựa đường.

II. KHÍ THIÊN NHIÊN

Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất. Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là metan.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment