X

Lý thuyết Cắm hoa trang trí Trang 52 – 56 SGK Công nghệ lớp 6

Tóm tắt lý thuyết bài Cắm hoa trang trí (Trang 52, 53, 54, 55, 56 SGK Công nghệ lớp 6) cần nhớ:

I. DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU CẮM HOA

1. Dụng cụ cắm hoa

a) Bình cắm

– Có 2 dạng: bình thấp và bình cao.

– Chất liệu làm bình: thủy tinh, gốm, sứ, nhựa, gỗ, tre, trúc, mây.

– Sử dụng bát thủy tinh, chậu, giỏ,… làm bình cắm.

b) Các dụng cụ khác

– Dụng cụ cắt tỉa: dao, kéo.

– Dụng cụ để giữ hoa trong bình: mút xốp, lưới thép, bàn chông.

– Ngoài ra còn có bình phun nước, băng dính, dây kẽm.

2. Vật liệu cắm hoa

a) Các loại hoa

– Có thể chọn bất kì loại hoa nào để cắm.

– Khi cắm nên chọn những bông tươi và đẹp nhất làm cành chính.

b) Các loại cành

– Có thể dùng cành tươi, cành khô như cành trúc, cành thủy trúc, cành mai tạo đường nét chính của bình hoa.

c) Các loại lá

– Các loại lá phổ biến như lá măng, lá dương xỉ, lưỡi hổ, lá thông, lá vạn tuế tạo vẻ mềm mại, tươi mát, che lấp các khuyết điểm của bình hoa.

– Tùy loại hoa mà cắm thêm các loại lá khác.

II. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

1. Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng, màu sắc

– Các loại hoa khác nhau sẽ hợp với hình dáng, màu sắc khác nhau của bình.

– Tuỳ vị trí trang trí, ta có thể sử dụng một màu hoa hoặc nhiều màu hoa trong một bình cắm.

– Màu sắc giữa các loại hoa lá trong một bình cắm sẽ tạo sự nổi bật cho hoa và cảm giác dễ chịu.

2. Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm

– Các cành hoa cắm vào bình có độ dài, ngắn khác nhau sẽ tạo vẻ sống động, mềm mại cho bình hoa.

– Xác định độ dài cành chính so với miệng bình.

– Trong đó D là đường kính lớn nhất của bình; h là chiều cao của bình

– Lưu ý: chiều dài các cành được tính từ miệng bình trở lên, khi cắt hoa cần chú ý đến chiều cao của bình.

3. Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí

– Hoa ở bàn ăn đặt trong bình thấp, không che tầm nhìn và có nhiều lá cây trang trí. Mặt hoa hướng ra xung quanh.

– Hoa trên tủ đặt trong bình cao, ít lá. Hoa hướng lên trên.

– Hoa treo tường mềm, buông dài

III. QUY TRÌNH CẮM HOA

1. Chuẩn bị

– Bình cắm hoa : bình cao hoặc bình thấp, giỏ, lẳng …

– Dụng cụ cắm hoa : dao, kéo, mút xốp giữ nước …

– Cắt hoa ở vườn vào lúc sáng sớm hoặc mua hoa tươi ở chợ.

– Tỉa bớt lá vàng, sâu, cắt vát cuống hoa cách dấu cắt cũ khoảng 0,5 cm.

– Cho tất cả hoa vào xô nước sạch ngập đến nửa thân cành hoa. Để xô đựng hoa vào nơi mát mẻ trước khi cắm.

2. Quy trình thực hiện

– B1: Lựa chọn hoa, lá, bình cắm, dạng cắm sao cho phù hợp tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa hoa và bình cắm, giữa hoa và vị trí trang trí.

– B2: Cắt cành và cắm các cành chính trước.

– B3: Đặt bình hoa vào vị trí trang trí.

– B4: Cắt các cành phụ có độ dài khác nhau, cắm xen vào cành chính che khuất miệng bình, điểm thêm hoa lá.

IV. GHI NHỚ

– Cắm hoa là sự phối hợp giữa màu sắc của hoa và bình cắm.

– Sắp xếp hoa vào bình 1 cách hợp lí tạo nên sư hài hòa, sống động cho bình hoa.

– Mỗi người tự sáng tạo cho mình bình hoa nhờ vào những kiến thức cơ bản về cắm hoa và các loại hoa.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment