Lý thuyết Bảo quản lương thực, thực phẩm Trang 126 – 130 SGK Công nghệ lớp 10

Tóm tắt lý thuyết bài Bảo quản lương thực, thực phẩm (Trang 126 – 130 SGK Công nghệ lớp 10) cần nhớ:

I. BẢO QUẢN LƯƠNG THỰC

1. Bảo quản thóc, ngô

a) Các dạng kho bảo quản

Nhà kho bảo quản thóc, ngô có nhiều gian, được xây bằng gạch ngói, thành từng dãy. Là loại kho phổ biến ở nước ta. Nhà kho có đặc điểm:

– Dưới sàn có gầm thông gió.

– Tường kho xây bằng gạch.

– Mái che bằng ngói, tôn, fibrô ximăng.. nhưng nhất thiết phải có trần cách nhiệt.

– Thuận tiện cho việc cơ giới hoá nhập xuất hàng và hoạt động của các thiết bị bảo quản.

Kho silô là kho có dạng hình trụ, hình vuông hoặc hình 6 cạnh, được xây bằng gạch, bê tông cốt thép hay bằng thép. Kho Silô có quy mô lớn được trang bị đồng bộ từ khâu nhập, xuất, làm sạch, sấy và thường được cơ giới hóa và tự động hóa.

b) Một số phương pháp bảo quản thóc, ngô:

– Đổ rời, thông gió tự nhiên hay thông gió tích cực có cào đảo trong nhà kho và kho silô.

– Phương pháp bảo quản đóng bao trong nhà kho.

– Bảo quản trong hệ thống silô liên hoàn hiện đại.

Hai phương pháp trên thường dùng bảo quản thóc, ngô. Ở nước ta, hàng triệu tấn thóc, ngô được bảo quản theo hai phương pháp này.

Lương thực ở hộ nông dân thường được bảo quản theo phương pháp truyền thống trong các phương tiện đơn giản như chum, vại, thùng phuy, thùng sắt, bao tải, bồ cót, silô,…

Ở các nước phát triển, lương thực tập trung bảo quản tại các hệ thống si lô liên hoàn, hiện đại, thông số kĩ thuật được kiểm tra và điều khiển bằng máy tính. Mỗi silo có sức chứa 100 đến 1000 tấn.

c) Quy trình bảo quản thóc, ngô

Thu hoạch → Tuốt, tẻ hạt → Làm sạch và phân loại → Làm khô → Làm nguội → Phân loại theo chất lượng → Bảo quản → Sử dụng.

2. Bảo quản khoai lang, sắn (củ mì)

a) Quy trình bảo quản sắn lát khô

Thu hoạch (dỡ) → Chặt cuống, gọt vỏ → Làm sạch → Thái lát → Làm khô → Đóng gói → Bảo quản kín, nơi khô ráo → Sử dụng.

Sắn lát đạt độ khô cao (độ ẩm dưới 13%) có thể giữ được 6 đến 12 tháng, tổn thất ít, dưới 1%/ năm.

Chú ý: có nơi nông dân thường phơi, sấy nguyên cả củ sắn đã bóc vỏ, sau đó bảo quản nơi khô ráo.

b) Quy trình bảo quản khoai lang tươi

Thu hoạch và lựa chọn khoai → Hong khô → Xử lí chất chống nấm → Hong khô → Xử lí chất chống nảy mầm → Phủ cát khô → Bảo quản → Sử dụng.

II. BẢO QUẢN RAU, HOA QUẢ TƯƠI

1. Một số phương pháp bảo quản rau, hoa quả tươi

  • Bảo quản ở điều kiện bình thường
  • Bảo quản lạnh ( phổ biến)
  • Bảo quản trong môi trường khí biến đổi
  • Bảo quản bằng hoá chất (sử dụng hoá chất được cho phép)
  • Bảo quản bằng chiếu xạ

2. Quy trình bảo quản rau, hoa, quả tươi bằng phương pháp lạnh

Trong điều kiện lạnh, hoạt động sống của rau, quả cũng như các sinh vật hại bị chậm lại làm cho rau, quả được bảo quản tốt hơn.

Quy trình bảo quản rau, hoa, quả tươi bằng phương pháp lạnh:

Thu hái → Chọn lựa → Làm sạch → Làm ráo nước → Bao gói → Bảo quản lạnh → Sử dụng.

Kho lạnh (kho mát) có dung lượng từ vài chục tấn đến vài trăm tấn. Nhiệt độ trong kho được điều chỉnh từ -50ºC đến 150ºC, có hệ thống kiểm soát độ ẩm không khí.

Chú ý: Đối với mỗi loại rau, hoa, quả có nhiệt độ và độ ẩm không khí bảo quản thích hợp riêng.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status