X

Lý thuyết Bảng phân bố tần số và tần suất Trang 110 – 113 SGK Toán Đại số lớp 10

Lý thuyết bài Bảng phân bố tần số và tần suất (Trang 110 – 113 SGK toán Đại số lớp 10) cần nhớ:

Khi có một bảng số liệu thống kê có một số khá lớn các số liệu người ta chia các số liệu thành các lớp. Khoảng chứa tất cả các số liệu được chia thành các khoảng hay nửa khoảng nhỏ bằng nhau. Mỗi khoảng nhỏ là một lớp. Số các số liệu nằm trong một lớp là tần số của lớp ấy. tỉ số của tần số một lớp với tổng các số liệu của bảng là tần suất của lớp ấy. Mỗi lớp ta chọn một giá trị đại diện cho các giá trị của lớp. Bảng ghi tất cả các lớp với các tần số, tần suất tương ứng được gọi là bảng phân bổ tấn số, tần suất ghép lớp.

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Dấu hiệu. Giá trị của dấu hiệu

Vấn đề người điều tra nghiên cứu quan tâm như năng suất của một loại cây trồng, chiều cao, trọng lượng của thanh niên lứa tuổi 20,… được gọi là dấu hiệu. Người điều tra cần xác định tập hợp các đơn vị điều tra (còn gọi mẫu). mỗi đơn vị điều tra (của dấu hiệu) tương ứng với một số liệu gọi là giá trị của dấu hiệu. Tập hợp các giá trị của dấu hiệu của các đơn vị điều tra ghi trong một bảng số liệu.

2. Tần số, tần suất

II. BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT

1. Bảng phân bố tần số và tần suất rời rạc

Từ bảng số liệu thống kê ta liệt kê ra các giá trị khác nhau và các tần số, tần suất tương ứng ta được bảng phân bố tần số, tần suất rời rạc.

2. Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Chuyên mục Kiến thức
Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment