X

Kể một chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài?

Câu hỏi (Trang 120 SGK tiếng việt lớp 5 tập 2) – Kể một chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài? Phần soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Tuần 30) trang 120 – 121 SGK Tiếng việt 5 Tập 2.

Gợi ý:

1. Tìm truyện về phụ nữ:

– Truyện về những phụ nữ anh hùng: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Định…

– Truyện về các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học nổi tiếng là phụ nữ: Nguyên phi Ỷ Lan, nhà thơ Hồ Xuân Hương, nhà thơ Đoàn Thị Điểm, nữ bác học Ma-ri Quy-ri…

– Truyện về những phụ nữ bình thường mà đảm đang, tài trí.

– Truyện về những phụ nữ thông minh, tài giỏi: Con gái (Tiếng Việt 5, tập hai), Lớp trưởng lớp tôi (Tiếng Việt 5, tập hai)

2. Lập dàn ý cho câu chuyện:

Em có thể lập dàn ý để kể chuyện theo một trong hai cách sau:

a) Kể một câu chuyện cụ thể:

– Mở bài: Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh diễn ra câu chuyện

– Thân bài: Nêu diễn biến của câu chuyện (cử chỉ, việc làm, lời nói và suy nghĩ của nhân vật)

– Kết bài: Nêu kết quả hành động của nhân vật hoặc cảm nghĩ của em về nhân vật

b) Giới thiệu chung về nhân vật

– Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật

– Thân bài: Nêu từng đặc điểm của nhân vật và lây ví dụ minh họa cho mỗi đặc điểm đã nêu

– Kết bài: Nêu cảm nghĩ về nhân vật

3. Dựa vào dàn ý, kể thành lời. Khi kể, cân lưu ý:

– Chọn từ ngữ phù hợp với nhân vật, hoàn cảnh.

– Thể hiện bằng giọng kể tự nhiên; có thể kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt để lôi cuốn người nghe

4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện

Trả lời:

Năm 34 sau tây lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ.

Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước.

Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng lất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm đưực 65 thành trì. Tô Định chỏng cự không lại trôn chạy về Tàu.

Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ớ Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.

Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân cùa Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc (tức gần Hồ Tây ỡ Hà Nội bấy giờ). Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.

Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.

Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.

Hiện nav, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Ngọc Trinh:
Leave a Comment