X

Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực?

Giải câu hỏi (Trang 49 – 50 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) – Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực? Phần soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc – Tuần 5, trang 47 – 48 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1.

Gợi ý:

Một số biểu hiện của tính trung thực:

– Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà làm trái lẽ công bằng (như ông Tô Hiến Thành trong truyện Một người chính trực – Tiếng Việt 4, tập một, trang 36).

– Dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi (như chú bé Chôm trong truyện Những hạt thóc giống – Tiếng Việt 4, tập một, trang 46).

– Không làm những việc gian dối (như hai chị em trong truyện Chị em tôi – Tiếng Việt 4, tập một, trang 59).

– Không tham của người khác (như chàng tiều phu trong truyện Ba chiếc rìu – Tiếng Việt 4, tập một, trang 64).

Trả lời:

Bài kể mẫu

Đời nhà Lí có một vị quan nổi tiếng là người chính trực. Đó là Tô Hiến Thành. Năm 1175 vua Lí Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành lập thái tử Long Cán con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là Long Xưởng lên ngôi vua, bèn tìm cách đút vàng bạc cho vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành không nghe nhất định lập Long Cán làm vua theo di chiếu. Phò tá vua Cao Tông (tức Long Cán) được 4 năm thì ông lâm bệnh. Người mà ngày đêm hầu tạ bên giường bệnh là quan tham trị chính sự Vũ Tán Đường. Còn vị quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên rất ít đến thăm Tô Hiến Thành. Một hôm, bà thái hậu họ Đỗ và vua Cao Tông tới thăm, hỏi ông :

– Nếu chẳng may ông mất đi thì ai sẽ người thay ông?

Tô Hiến Thành không do dự đáp ngay:

– Đó là gián nghị đại phu Trần Trung Tá!

Thái hậu ngạc nhiên nói:

– Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?

– Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá! – Tô Hiến Thành nói.

→ Ý nghĩa: Qua câu chuyện trên, Tô Hiến Thành đã là một tấm gương sáng trong sử sách về lòng trung thực và trách nhiệm cao cả đối với dân với nước mà thế hệ chúng ta hôm nay cần noi theo.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment