X

Giải đề 6 – Viết bài tập làm văn số 7 (trang 99 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Giải đề 6 – Viết bài tập làm văn số 7 (Trang 99 SGK ngữ văn 9 tập 2) – Phần soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 – Nghị luận văn học trang 99 – 100 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2.

Đề bài:

Đề 6. Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy.

Trả lời:

a. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy

– Bài thơ Ánh trăng

– Khổ thơ cuối là lời kết chứa đựng toàn bộ những triết lí sâu sắc của bài thơ.

b. Thân bài

– Hình ảnh “vầng trăng”, “ánh trăng” đi xuyên suốt bài thơ, gắn bó và trở thành tri kỉ của tác giả trong suốt một thời gian dài.

– Nhưng rồi những vẻ đẹp quá khứ bị lấn át, lu mờ, bị lãng quên như “người dưng nước lã”

– Chép lại khổ thơ:

Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình.

– Vầng trăng và ánh trăng vẫn luôn mãi ở đó, vẹn nguyên tình nghĩa, vẫn đẹp thanh bạch dù cho con người có vô tình, có lạnh lùng.

+ Những giá trị quá khứ vẫn còn mãi với thời gian dù cho năm tháng có qua đi.

+ Ánh trăng vẹn nguyên tình nghĩa khiến con người thấy day dứt, hối hận với chính lương tâm mình.

+ Ánh trăng khiến con người phải tự vấn bản thân.

– Ánh trăng im lặng trước sự vô tình của con người, bao dung cho con người.

+ Sự bao dung, im lặng trước sự bội bạc của con người của vầng trăng lại như một lời trách cứ nghiêm khắc.

+ Càng khiến con người thêm day dứt, xấu hổ vì sự bội bạc vô tình của chính mình.

→ Lời gửi gắm tới mọi người nên trân trọng quá khứ.

c. Kết bài

– Khổ thơ cuối đã kết thúc bài thơ một cách trọn vẹn, thể hiện ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment