X

Giải đề 5 – (Trang 141 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Giải đề 5 (Trang 141 SGK ngữ văn 7 tập 2) – Phần soạn bài Ôn tập về phần tập làm văn trang 141 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2.

Đề bài:

Chép lại đoạn văn sau:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

a) Tìm các trạng ngữ của câu trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy.

b) Chỉ ra một trường hợp dùng cụm C – V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn trên. Cấu tạo của cụm C – V ấy có gì đặc biệt?

c) Câu đầu của đoạn văn trên có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ. Hãy chỉ ra từ nào đã được đảo trật tự và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong câu văn.

d) Trong câu cuối của đoạn văn trên, tác giả đã dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy.

e) Trong câu cuối của đoạn văn trên có một loạt động từ được sử dụng rất thích hợp. Hãy nêu các động từ ấy và phân tích giá trị của từng trường hợp.

Trả lời:

a) Trạng ngữ:

– Từ xưa đến nay trạng ngữ chỉ thời gian để nói khái niệm truyền thống có quá khứ và hiện tại.

– Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi trạng ngữ chỉ thời gian, nói về các thời điểm khác nhau của “Tổ quốc bị xăm lăng” và thực tế là “tinh thần ấy lại sôi nổi”

b) Trường hợp cụm C – V làm thành phần cụm từ mỗi khi Tổ quốc (chủ ngữ) bị xâm lăng (vị ngữ)

c) Câu đầu có biện pháp đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ.

Đó “nồng nàn yêu nước”. Đáng lẽ: “yêu nước nồng nàn”

Sự đảo trật tự này nhằm nhấn mạnh mức độ yêu nước “nồng nàn”.

d) Trong câu cuối, tác giả dùng hình ảnh làn sóng vừa mạnh mẽ, to lớn vừa lướt qua mọi nguy hiểm. Khả năng, sức mạnh của làn sóng ấy có thể nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.

Hình ảnh này cụ thể đầy ấn tượng, biểu đạt đúng khái niệm trừu tượng “lòng yêu nước”.

e) Những động từ ở câu cuối đoạn văn được đặt trong thế tăng cấp, phát triển.

Sôi nổi —> kết thành —> mạnh mẽ, to lớn —> lướt nhấn —> nhấn chìm.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Ngọc Trinh:
Leave a Comment