Giải đề 4 – (Trang 136 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giải đề 4 (Trang 136 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận trang 136 – 137 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.

Đề bài:

Đề 4.

Học bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.

Hãy cho biết ý kiến của anh (chị).

Trả lời:

Dàn ý:

* Mở bài: Đặt vấn đề:

Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời Trần. Tuy xuất thân từ tầng lớp bình dân song chí lớn tài cao nên ông nhanh chóng trở thành tùy tướng số một bên cạnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ông sáng tác không nhiều nhưng Thuật hoài là một bài thơ nổi tiếng, được lưu truyền rộng rãi vì nó bày tỏ khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ trong xã hội phong kiến đương thời: làm trai phải trả cho xong món nợ công danh, có nghĩa là phải thực hiện đến cùng lí tưởng trung quân, ái quốc. Khi học bài thơ này, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện môt hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.

* Thân bài:

– Luận điểm 1: Lí lẽ, bằng chứng dẫn đến sự khác nhau giữa hai quan điểm:

+ Quan điểm thứ nhất: sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì.

+ Quan điểm thứ hai: sự hổ thẹn là biểu hiện hoài bão lớn lao.

– Luận điểm 2: Ý kiến của bản thân về những hoài bão lớn lao

+ Tư thế của những người chính nghĩa lồng lộng in hình trong không gian rộng lớn là giang sơn đất nước trong suốt, một thời gian dài.

+ Cảm xúc hào sảng ban đầu dần chuyển sang trữ tình, sâu lắng, như lời mình nói với mình cho nên âm hưởng trở nên thâm trầm, da diết.

* Kết bài: Tổng kết vấn đề

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status