Giải đề 3 – Viết bài làm văn số 2 (Trang 78 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1) – Phần soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội trang 78 – 79 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1.
Đề bài:
Đề 3. Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Trả lời:
a) Mở bài:
– Tình trạng học tập chạy theo thành tích không chú ý đến thực chất là một vấn nạn trong nhà trường và trong xã hội.
– Cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục đã góp phần điều chỉnh lại mục đích dạy và học trong nhà trường.
– Mỗi học sinh phải có trách nhiệm loại trừ những hiện tượng tiêu cực bằng hành động cụ thể.
b) Thân bài:
Giải thích:
– Nội dung: hướng tới hoạt động dạy và học thuộc các cấp trong nhà trường, định hướng mục đích giảng dạy.
– Mục đích: Dạy để học sinh hiểu biết tri thức thực sự toàn diện không chạy đua theo thành tích, đảm bảo chất lượng dạy, đảm bảo công bằng minh bạch trong đánh giá thi, đánh giá thực chất học sinh. Với hoạt động học tập của học sinh là để củng cố, điều chỉnh lại mục đích học, cách học đã và đang có, tránh học lệch, học tủ, học để đối phó với kì thi, quay cóp trong kiểm tra, thi cử
– Ý nghĩa của cuộc vận động: Nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo cho giáo dục nước nhà lành mạnh, tiến bộ, khắc phục tình trạng lạc hậu, để hội nhập với giáo dục các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thực trạng:
– Một số học sinh lười học, ham chơi nhưng lại muốn được điểm cao nên xoay xở quay cóp.
– Một số số nhà trường do chạy theo thành tích cho điểm dễ, để cho học sinh quay cóp khi thi.
Biện pháp:
– Quán triệt vấn đề thật chặt chẽ từ trên xuống.
– Cán bộ lãnh đạo là người tiên phong, kiên quyết thực hiện.
– Tuyên truyền sâu rộng cho phong trào.
– Lên án mạnh mẽ các biểu hiện của tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong nhà trường.
– Mỗi giáo viên, học sinh cần thấy được tính cấp thiết của vấn đề và thực hiện nghiêm túc.
c) Kết bài:
* Liên hệ bản thân: Nâng cao chất lượng học tập không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà trước hết là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi học sinh cần có sự cố gắng, nghiêm khắc với bản thân.
* Khẳng định giá trị, ý nghĩa của phong trào:
– Ý nghĩa to lớn, thiết thực của cuộc vận động: có tác dụng điều chỉnh mục đích giảng dạy, học tập.
– Chỉ có kiến thức, hiểu biết thực sự – kết quả quá trình học tập, rèn luyện nghiêm túc mới đem lại cho mỗi người giá trị chân thực, đóng góp tích cực cho cuộc vận động và đem lại hiệu quả cho chính mình.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment