X

Giải đề 1 – Viết bài tập làm văn số 7 (trang 99 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Giải đề 1 – Viết bài tập làm văn số 7 (Trang 99 SGK ngữ văn 9 tập 2) – Phần soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 – Nghị luận văn học trang 99 – 100 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2.

Đề bài:

Đề 1. Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố).

Trả lời:

a. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố

– Tác phẩm Tắt đèn.

– Chị Dậu – người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương yêu chồng con, dũng cảm chống lại cường hào.

b. Thân bài

– Hoàn cảnh của chị Dậu

+ Người nông dân nghèo khổ

+ Chị phải bán chó, bán con để nộp siu thuế cho em chồng đã mất và chồng.

+ Siu cao thuế nặng, chị nghèo mãi nghèo khổ

→ Người phụ nữ đáng thương, khốn khổ, bị đẩy vào đường cùng.

– Đức tính tốt đẹp của chị Dậu

+ Chị yêu chồng, thương con; luôn săn sóc, chăm lo cho gia đình.

+ Chăm chỉ làm lụng, không vì đói nghèo mà tha hóa bản thân.

+ Chị là người cứng cỏi, dũng cảm, có tinh thần phản kháng cao.

+ Không chịu khuất phục cường hào, vùng lên khi bị ép vào đường cùng.

– Chuyển biến trong diễn biến tâm lí của chị

+ Gọi “ông” xưng “cháu”, sau đó là “tôi” với “ông” cuối cùng là “bà/chồng bà” với “mày”

+ Đánh mấy tên lính để bảo vệ chồng.

→ Chuyển từ nhẫn nhịn sang tới phản kháng.

→ Có tinh thần phản kháng chống cường hào cao.

→ Vẻ đẹp sức mạnh tiềm tàng của người phụ nữ Việt Nam.

c. Kết bài

– Chị Dậu là hiện thân biểu tượng cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn mạnh mẽ, yêu chồng thương con, cần cù chịu khó và không bao giờ khuất phục cường quyền.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment