Giải đề 1 (Trang 203 SGK ngữ văn lớp 12 tập 2) – Phần soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm trang 198 – 203 SGK ngữ văn lớp 12 tập 2.
Đề bài:
Câu 1. Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ. (2 điểm)
Câu 2. Phân tích giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. (7 điểm)
Trả lời:
Câu 1: Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ
* Về tác giả Tô Hoài:
Tô Hoài (1920 – 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), nhưng sinh ra và lớn lên ở quê ngoại – làng Nghĩa Đô, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công.
Tác phẩm chính: Dế mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941), O chuột (tập truyện, 1942), Quê người (tiểu thuyết, 1942), Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944), Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953), Miền Tây (tiểu thuyết, 1967), Cát bụi chân ai (hồi kí, 1992), Chiều chiều (tự truyện, 1999), Ba người khác (tiểu thuyết 2006)…
Tô Hoài là nhà văn có hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có – nhiều khi rất bình dân và thô tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc.
* Về tác phẩm Vợ chồng A Phủ
– Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế của Tô Hoài trong những ngày cùng ăn, ở, làm việc với người dân vùng cao Tây Bắc.
– Đề tài:
+ Viết về thiên nhiên và con người Tây Bắc.
+ Nét riêng của Tô Hoài khi khai thác đề tài này là viết về thiên nhiên thấm đượm chất thơ, chất họa, đặc biệt là lối sống, lối suy nghĩ của con người dân tộc thiểu số Tây Bắc.
– Tác phẩm viết về hai giai đoạn cuộc đời của Mị và A Phủ:
+ Giai đoạn nói về của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài làm nô lệ cho nhà thống lí Pá Tra.
+ Giai đoạn Mị và A Phủ nên vợ nên chồng ở Phiềng Sa, họ làm chủ cuộc đời nhờ sự giác ngộ lí tưởng cách mạng.
Câu 2: Giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân:
* Nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã tràn ngập đến xóm ngụ cư như một cơn lũ, người chết như ngả rạ, người sống đi lại dật dờ như những bóng ma. Thế mà Tràng, một thanh niên nghèo, xấu xí, thô kệch, ngộc nghệch lại là dân ngụ cư bị người ta khinh rẻ bỗng dưng nhặt được vợ như nhặt cái rơm, cái rác bên đường. Tràng đến với thị vì khát khao hạnh phúc được giấu trong những lời bông đùa. Còn thị đến với Tràng chỉ vỉ miếng ăn.
→ Đây là tình huống éo le, bi hài: Tràng lấy được vợ lúc này là việc đáng mừng hay đáng lo nên cười hay nên khóc.
* Qua tình huống truyện, Kim lân đã làm nổi bật tâm lí, số phận những người nông dân nghèo trong nạn đói. Đằng sau đó là ý đồ nghệ thuật của nhà văn:
– Tình huống truyện làm nổi bật thế giới tâm lí các nhân vật.
– Tình huống truyện làm nổi bật số phận bi thảm của người nông dân nghèo trong nạn đói năm 1945 (số phận Tràng, số phận thị, số phận bà cụ Tứ).
– Thông qua tình huống truyện, tác giả còn mở ra một dự cảm tốt lành về sự thay đổi số phận của những con người khốn khổ ấy.
– Thể hiện cái nhìn hiện thực và nhân đạo của nhà văn Kim Lân.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment