Giải đề 1 – (Trang 136 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giải đề 1 (Trang 136 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận trang 136 – 137 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.

Đề bài:

Đề 1.

Dân tộc ta có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

Trả lời:

Dàn ý:

* Mở bài: Dân tộc ta có nhiều truyền thống quý báu, được đúc kết qua nhiều thế hệ. Những truyền thống ấy là biểu hiện của những mối quan hệ trong xã hội, từ quan hệ giữa vua và tôi, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ giữa vợ và chồng,… Một trong những mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống thường ngày của mỗi người chính là quan hệ thầy – trò. Trong mối quan hệ này, truyền thống quý báu mà lớp lớp người đi trước truyền lại cho đời sau chính là truyền thống Tôn sư trọng đạo. Truyền thống ấy có từ bao giờ? Và nó đang được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

* Thân bài:

– Luận điểm 1: Giải thích từ ngữ: Tôn sư trọng đạo:

+ Tôn sư: lòng tôn kính, thương mến của người học trò đối với thầy

+ Trọng đạo: đề cao, xem trọng đạo lý

⇒ Tôn sư trọng đạo: là tôn kính thầy và trọng đạo lí ⇒ truyền thống quý báu của dân tộc ta.

– Luận điểm 2: Tôn sư trọng đạo có từ bao giờ?

+ Không ai rõ có từ bao giờ, nhưng trong mỗi con người, nó bắt đầu hình thành từ khi được đi học.

+ Từ xưa, đạo lí này đã vô cùng sâu sắc, trở thành một điều tôn nghiêm.

+ Người xưa đã dạy: Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy ⇒ cần phải tôn trọng những người dạy cho mình dù là thời gian ngắn hay dài

– Luận điểm 3: Biểu hiện của truyền thống Tôn sư trọng đạo trong thực tế cuộc sống hiện nay

+ Truyền thống tổ chức lễ hiến chương các nhà giáo 20/11.

+ Nỗ lực cố gắng học hành của học sinh để báo đáp công ơn thầy cô.

+ Tình cảm thầy trò thông qua những câu chuyện thực tế (học trò cũ thành công về thăm thầy).

+ Sự tôn trọng những người dạy cho mình không chỉ là kiến thức sách vở mà còn cả kiến thức đời sống: phụ bếp biết ơn người đầu bếp chỉ dạy cho mình, người thợ phụ biết ơn người thợ cả tôi luyện mình,…

+ Đặt trong sự tương quan so sánh với những biểu hiện thiếu tôn trọng thầy cô và coi thường đạo lí

+ Liên hệ với những biểu hiện của truyền thống này ở các nước khác.

* Kết bài: Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu không chỉ của dân tộc ta mà còn của nhiều dân tộc khác trên thế giới. Truyền thống ấy đã và đang được biểu hiện rất rõ nét trong nhịp sống hiện đại ngày nay. Đây là một truyền thống tốt đẹp, cần phải được gìn giữ và phát huy.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status