X

Giải câu hỏi – Văn bản tự sự (trang 171 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Giải câu hỏi – Văn bản tự sự (trang 171 SGK ngữ văn 9 tập 2) – Phần soạn bài Tổng kết phần Tập làm văn trang 169 – 172 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2.

Đề bài:

a) Văn bản tự sự có đích biểu đạt là gì?

b) Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự.

c) Vì sao văn bản tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm? Hãy cho biết tác dụng của các yếu tố đó đối với văn bản tự sự.

d) Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm gì?

Trả lời:

a. Mục đích biểu đạt: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ.

b. Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự: người tự sự, nhân vật, sự việc (sự kiện) có mối quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa.

c. Trong một văn bản tự sự, phương thức chủ yếu là tự sự. Tuy nhiên không thể sử dụng mỗi phương thức tự sự xuyên suốt câu chuyện vì như vậy rất nhàm chán. Và sự vật, hiện tượng đó không thể hiện lên trước mắt người đọc hay thái độ, tư tưởng, tình cảm cảm không được bộc lộ. Cho nên bên cạnh tự sự, thường có phương thức miêu tả và biểu cảm để câu chuyện trở nên hấp dẫn, chân thực, và sinh động hơn.

d. Ngôn ngữ trong văn bản tự sự: mang tính chân thật, bộc lộ tư tưởng thái độ của tác giả.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment