X

Giải câu hỏi – Văn bản nghị luận (trang 172 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Giải câu hỏi – Văn bản nghị luận (trang 172 SGK ngữ văn 9 tập 2) – Phần soạn bài Tổng kết phần Tập làm văn trang 169 – 172 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2.

Đề bài:

a) Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là gì?

b) Văn bản nghị luận do các yếu tố nào tạo thành?

c) Nêu yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận.

d) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

e) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ.

Trả lời:

a. Mục đích biểu đạt: Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.

b. Yếu tố tạo thành: Văn bản nghị luận trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.

c. Yêu cầu với luận điểm, luận cứ và lập luận.

– Luận điểm, luận cứ là những ý chính được triển khai từ yêu cầu của đề bài nhằm mục đích làm rõ đề bài ⇒ Liên quan tới yêu cầu của đề bài, chính xác, khách quan, không lạc đề.

– Lập luận cần chặt chẽ, thuyết phục.

d. Dàn bài chung của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

– Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

– Thân bài:

+ Giải thích vấn đề, hiện tượng, tư tưởng, đạo lí được nhắc đến.

+ Hiện trạng vấn đề nghị luận.

+ Nguyên nhân và các khắc phục, giải quyết.

+ Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

– Kết bài: Rút ra kết luận hay khẳng định lại vấn đề nghị luận.

e. Dàn bài chung của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) hoặc về bài thơ, đoạn thơ.

– Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.

– Thân bài:

+ Hoàn cảnh sáng tác

+ Nội dung tác phẩm

+ Phân tích, bàn luận vấn đề nghị luận

+ Nghệ thuật

– Kết bài: khẳng định lại vấn đề nghị luận.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment