X

Giải câu hỏi – Trắc nghiệm (trang 224 – 228 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Giải câu hỏi – Trắc nghiệm (Trang 224 – 228 SGK ngữ văn 9 tập 1) – Phần soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì I trang 221 – 228 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1.

Đề bài:

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách chỉ khoanh tròn một chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.

Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thỉu mỗi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy… Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng:

– Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào.

Lũ trẻ ở trong nhà ùa ra, ông lão rút vội cái gói bọc lá chuối khô cho con bé lớn:

– Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái.

Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang gian bên bác Thứ.

Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:

– Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.

Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lại lật đật bỏ lên nhà trên.

– Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!

Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai ai cũng mừng cho ông lão.

(Ngữ văn 9, tập một)

  1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?

– Làng

B – Chiếc lược ngà

– Lặng lẽ Sa Pa

– Cố hương

  1. Nội dung chính tác giả muốn làm nổi bật qua đoạn trích trên là gì?

A – Cảnh ông hai chia quà cho các con

B – Việc ông Hai khoe bác Thứ chuyện nhà mình bị đốt

C – Việc ông Hai khoe với ông chủ nhà tin mới biết về làng Chợ Dầu

D – Niềm vui của ông Hai khi biết tin làng mình không phải là Việt gian.

  1. Chi tiết nào thể hiện rõ nhất tâm trạng vui sướng của ông Hai?

A – “Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng”

B – “Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về”.

C – “Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người”.

D – “Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng bên gian bác Thứ”.

  1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai?

A – Ông Hai

B – Bác Thứ

C – Ông chủ tịch

D – Người kể giấu mình

  1. Tác giả để ông Hai nhắc lại câu “Toàn là sai sự mục đích cả.” nhằm mục đích gì?

A – Chế giễu, châm biếm nhân vật

B – Khắc họa sinh động tính cách nhân vật

C – Miêu tả tâm trạng vui sướng của nhân vật

D – Thể hiện sự nhiệt tình của ông Hai đối với cuộc kháng chiến.

  1. Trong đoạn trích chỉ thấy ông Hai nói, không thấy người khác nói lại, hình thức đó đã giúp nhà văn thể hiện được điều gì?

A – Thể hiện được thái độ xa lánh của mọi người đối với ông Hai

B – Thể hiện được thái độ tôn trọng của mọi người đối với ông Hai

C – Thể hiện được trạng thái đau khổ của ông Hai

D – Thể hiện được niềm vui sướng vô bờ của ông Hai

  1. Các lời thoại trong đoạn trích diễn ra dưới hình thức nào?

A – Đối thoại

B – Độc thoại nội tâm

C – Độc thoại dưới hình thức đối thoại

D – Không thuộc ba hình thức trên

  1. Câu: “Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao,…” có nghĩa là gì?

A – Bác Thứ chưa nghe hết câu chuyện của ông Hai

B – Bác Thứ nghe nhưng chưa hiểu hết câu chuyện của ông Hai

C – Bác Thứ không nghe được câu chuyện của ông Hai

D – Bác Thứ không hiểu được câu chuyện của ông Hai

  1. Dòng nào dưới đây liệt kê đúng và đủ các từ ngữ xưng hô trong lời ông Hai nói với bác Thứ?

A – Bác Thứ, nó, tôi, bác (ạ), ông chủ tịch, ông ấy, chúng tôi

– Nó, tôi, bác (ạ), ông chủ tịch, ông ấy, chúng tôi

– Bác Thứ, nó , tôi, bác (ạ), ông ấy, chúng tôi

– Nó, tôi, bác (ạ), ông ấy, chúng tôi

  1. Dòng nào dưới đây liệt kê đúng và đủ các từ ngữ địa phương (phương ngữ) trong đoạn trích?

A – Thầy, bực cửa, (chẳng có gì) sất

B – Trầu, thầy, bực cửa, (chẳng có gì) sất

C – Trầu, thầy, bực cửa, sự mục đích, (chẳng có gì) sất

D – Bỏm bẻm, trầu, thầy, bực cửa, sự mục đích, (chẳng có gì) sất

  1. Trong lời ông Hai nói với bác thứ có những loại câu nào?

A – Chỉ có câu trần thuật

B – Có hai loại câu: trần thuật và nghi vấn

C – Có ba loại câu: trần thuật, nghi vấn và cảm thán

D – Có đủ bốn loại câu: trần thuật, nghi vấn, cảm thán và cầu khiến

  1. Các câu nghi vấn trong lời ông Hai nói với bác Thứ dùng để làm gì?

A – Cả hai câu đều dùng để hỏi.

B – Cả hai câu đều dùng để chào.

C – Câu đầu dùng để hỏi, câu sau dùng để chào.

D – Câu đầu dùng để gọi, câu sau dùng để chào.

Trả lời:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
A D C D C D C B A D C D

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment