Giải câu hỏi – Tổng kết về dấu câu (Trang 150 SGK ngữ văn 8 tập 1) – Phần soạn bài Ôn luyện về dấu câu trang 150 SGK ngữ văn lớp 8 tập 1
Đề bài:
Câu hỏi: Dựa vào các bài đã học về dấu câu ở các lớp 6, 7, 8, lập bảng tổng kết về dấu câu theo mẫu trong SGK.
Trả lời:
Dấu câu | Công dụng |
---|---|
Dấu chấm | Đặt cuối câu trần thuật |
Dấu chấm hỏi | Đặt cuối câu nghi vấn |
Dấu chấm than | Đặt cuối câu cầu khiến và câu cảm thán |
Dấu phẩy | Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận câu. Cụ thể:– giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ
– giữa các từ ngữ có cùng chức vụ ngữ pháp – giữa một từ ngữ với các bộ phận chú thích của nó – giữa các vế của câu ghép |
Dấu chấm lửng | Dùng để:– Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
– Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng – Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm. |
Dấu chấm phẩy | Dùng để:– Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép
– Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. |
Dấu gạch ngang | – để chú thích, giải thích– đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê
– nối các từ trong một liên danh – nối các tiếng trong từ mượn gồm nhiều tiếng – nối các từ nằm trong một liên danh |
Dấu ngoặc đơn | Đánh dấu:– phần giải thích
– phần thuyết minh – phần bổ sung thêm |
Hai dấu chấm | Dùng để:– báo trước phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
– báo trước lời dẫn trực tiếp hay đối thoại |
Dấu ngoặc kép | – Đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp– Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai
– Đánh dấu tờ báo, tác phẩm, tập san,… được dẫn. |
(HTTPS://BAIVIET.ORG)