Giải câu hỏi Ôn tập chương II Trang 186 SGK Sinh học lớp 11, phần bài tập Bài 48: Ôn tập chương II, III và IV.
Đề bài câu hỏi Ôn tập chương II Trang 186 SGK Sinh học 11:
– So sánh cảm ứng của động vật và thực vật.
– Điền tên các giai đoạn của điện thế hoạt động vào các ô hình chữ nhật trên sơ đồ dưới đây:
– Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Lời giải câu hỏi Ôn tập chương II Trang 186 SGK Sinh học lớp 11:
1. So sánh cảm ứng ở thực vật và động vật
+ Giống nhau:
Cơ thể thực vật và động vật đều có khả năng tiếp nhận kích thích từ các tác nhân của môi trường và phản ứng với các kích thích đó.
+ Khác nhau về phương thức tiếp nhận kích thích và trả lời kích thích:
* ở thực vật chưa có cấu trúc đặc hiệu đảm trách việc tiếp nhận và truyền kích thích cũng như phản ứng trả lời như ở động vật. Phản ứng trả lời đối với các kích thích cùa các tác nhân môi trưởng ở thực vật dựa trên 2 cơ chế:
+ Sự sai lệch về tốc độ sinh trưởng của các tế bào được kích thích và không được kích thích tại miền sinh trưởng của 2 phía đối diện nhau của cơ quan (ví dụ, hướng động và ứng động sinh trưởng).
+ Sự biến động về hàm lượng nước và lan truyền kích thích trong các tế bào và mô chuyển hoá của cơ quan (ví dụ, ứng động sức trương nước ở cây trinh nữ và ứng động bắt côn trùng ở cây gọng vó).
* ở động vật, sự xuất hiện cảm ứng liên quan đến tổ chức đặc hiệu gồm cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh với chức năng phân tích, tổng hợp thông tin để quyết định hình thức, mức độ phản ứng và bộ phận thực hiện phản ứng trả lời.
2. Điền tên các giai đoạn của điện thế hoạt động vào các ô chữ nhật trên sơ đồ hình 48:
3. Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
– Tập tính bẩm sinh là tập tính được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
Ví dụ: ếch đẻ trứng lên cây thủy sinh.
– Tập tính học được là tập tính được hình thành nhờ quá trình học tập và rút kinh nghiệm.
Ví dụ, một số động vật vốn không sợ người nhưng bị đuổi bắt, chúng sẽ học được kinh nghiệm chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy người.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment