X

Giải câu hỏi – Luyện tập (trang 86 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Giải câu hỏi – Luyện tập (Trang 86 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1) – Phần soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ trang 84 – 86 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1.

Đề bài:

Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Tràng giang của Huy Cận:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Trả lời:

1. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng Giang.

– Nêu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ cần phân tích.

2. Thân bài:

* Khái quát chung về đoạn thơ: Bốn câu thơ kết thúc bài thơ là khổ thơ hay nhất, đặc sắc nhất, nó vừa thể hiện nội dung, cảm hứng sáng tạo của bài thơ, đồng thời cũng thể hiện phong cách của thơ Huy Cận.

  • Câu 1: Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tác giả không viết về “núi cao”, “mây bạc”, mà viết “mây cao”, “núi bạc”. Đó là cách làm lộn dòng cảm giác khiến người đọc choáng ngợp… Động từ “đùn” tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ.
  • Câu 2: Cánh chim chiều hôm mang theo nắng chiều sa xuống mặt sông. Hình ảnh cánh chim chiều hôm gợi nỗi nhớ nhà và cái buồn cô liêu của người lữ khách (so sánh).
  • Câu 3: Lòng quê: nỗi nhớ quê hương gợi lên theo sóng nước.
  • Câu 4: Xuất xứ từ câu thơ của Thôi Hiệu đời Đường: “Nhật mô hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu.” (“Quê hương khuất bóng hoàng hôn – Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” – Tản Đà dịch thơ). Tứ thơ mới mẻ, học tập thơ xưa và sáng tạo thêm cái mới.

=> Đoạn thơ nói lên được nỗi niềm bơ vơ, buồn bã của “cái tôi” trữ tình. Cảm xúc hướng về quê hương cũng là một cách gửi gắm nỗi niềm yêu nước thầm kín của nhà thơ.

* Nội dung:

– Cảnh chiều xuống trên sông đẹp nhưng buồn.

– Tâm trạng của nhà thơ: nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương.

* Nghệ thuật:

– Hình ảnh thơ đối lập, gợi cảm của mây hùng vĩ, của cánh chim bé nhỏ.

– Sử dụng thành công các từ láy: lớp lớp, dợn dợn; âm điệu thơ phù hợp với việc giãi bà tâm trạng nhà thơ.

– Đoạn thơ có sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển của thơ Đường với bút pháp lãng mạn, hiện đại của thơ Mới.

3. Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ vừa phân tích.

Tâm hồn nhà thơ đôn hậu, tinh tế. Đáng quý là cảnh vật và tâm trạng tác giả tuy buồn cô liêu nhưng rất đẹp, thể hiện tài năng và sự tinh tế trong cảm nhận thế giới tự nhiên và cuộc sông con người.

BAIVIET.COM

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment