Giải câu hỏi – Chuẩn bị ở nhà (Trang 164, 165 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Giải câu hỏi – Chuẩn bị ở nhà (Trang 164, 165 SGK ngữ văn 8 tập 1) – Phần soạn bài Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ trang 164 – 167 SGK ngữ văn lớp 8 tập 1.

Đề bài:

1. Khái niệm và phạm vi luyện tập

Thơ bảy chữ là hình thức thơ lấy câu thơ bảy chữ (tiếng) làm đơn vị nhịp điệu, bao gồm thơ bảy chữ cổ thể, thơ Đường luật tám câu bảy chữ và bốn câu bảy chữ (tứ tuyệt), thơ hiện đại nhiều khổ với câu thơ bảy chữ,… Phạm vi luyện tập ở đây là thơ bốn câu bảy chữ (tứ tuyệt hay một khổ bốn câu làm theo đúng luật thơ Đường trong các thể thơ khác), giới hạn ở cách ngắt nhịp, gieo đúng vần, đúng luật bằng trắc giữa các câu.

2. Xem lại bài thuyết minh thể thơ đã học (bài 15).

3. Đọc kĩ các bài và khổ thơ sau, nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và phần nào luật bằng trắc trong câu. Về bố cục, nhìn chung trong một bài thơ bốn câu bảy chữ hoàn chỉnh, hai câu đầu thường tả sự vật, sự việc, câu thứ ba chuyển mạch, câu thứ tư biểu thị tư tưởng. Một khổ thơ bốn câu bảy chữ trong bài thơ nhiều khổ thì không nhất thiết theo bố cục trên.

a)

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn, 
Bảy nổi ba chìm với nước non. 
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, 
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Hồ Xuân Hương)

b)

Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy, 
Sống trào sinh lực, bốc men say 
Sống tung sóng gió thanh cao mới 
Sống mạnh, dù trong một phút giây.

(Tố Hữu, Đi)

c)

Bà tôi ở một túp lều tre, 
Có một hàng cau chạy trước hè. 
Một mảnh vườn bên rào giậu nứa, 
Xuân về hoa cải nở vàng hoe.

(Anh thơ, Tết quê bà)

4. Sưu tầm một số bài thơ bảy chữ, chép vào vở bài tập.

5. Tập làm một bài thơ bốn câu bảy chữ, đề tài tự chọn. Lưu ý không được chép bài có sẵn của người khác.

Trả lời:

1. Khái niệm và phạm vi luyện tập

2. Xem lại bài thuyết minh thể thơ đã học

3. Nhận xét:

Khổ thơ a)

  • Cách ngắt nhịp của các câu: 4/3.
  • Gieo vần: vần bằng “on” (tiếng cuối câu 1,2, 4).
  • Luật bằng trắc:

B B B T T B B

T T B B T T B

T T B B B T T

B B T T T B B

Khổ thơ b)

  • Cách ngắt nhịp của Câu 1: 3/1/3. Câu 2, 3: 4/3. Câu 4: 2/2/3.
  • Gieo vần: vần bằng “ây” – “ay” (tiếng cuối câu 1,2, 4).
  • Luật bằng trắc:

B T B B T T B

T B B T T B B

T B T T B B T

T T B B T T B

Khổ thơ c)

  • Cách ngắt nhịp của các câu: 4/3.
  • Gieo vần: vần bằng “e” — “oe” (tiếng cuối câu 1,2, 4).
  • Luật bằng trắc:

B B T T T B B

T T B B T T B

T T B B B T T

B B B T T B B

4. Sưu tầm

VÀO XUÂN

Nắng ban mai reo rắc cung đàn

Tiếng nẩy chồi vườn lộc kết xuân

Em có nghe lòng đang rạo rực

Cánh môi trần mộng đỏ cười duyên.

Ngoài ra còn có những bài thơ trong SGK:

– Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

– Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)

– Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)

– Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà)

5. Bài thơ mẫu:

NHỚ TRƯỜNG XƯA

Chốn ấy thăm rồi quay gót chân
Lơ ngơ, lẩn ngẩn dạ bần thần
Trường xưa trở lại đường hoang vắng
Cổng mới đôi hàng liễu phong vân
Chợt nhớ hôm nào lần trở lại
Vai kề lây lất rượu đào say
Ngòai sân hượm nắng đang hừng sáng
Chợt ngỡ ngàng ôn bóng cố nhân.

ĐẾM THỜI GIAN

Thời gian ai lấy gió mà đong
Con nước u hoài trên bến sông
Mấy thu đón đợi chân lữ thứ
Bên đồi ru bóng dáng chim đồng
Nhớ sau hôm ấy chung lời thệ
Vai sát kề nghe tiếng thét vang
Nay tiết Xuân sang, hàng trúc đợi
Người về có gọi đón thời gian.

ĐÓN NOEL

Noel đến rồi các bạn ơi
Mau mau chuẩn bị thiệp mừng thôi
Mua hoa mua kẹo chuẩn bị tiệc
Mời bạn mời bè đến nhà chơi.

MÙA HÈ

Mùa hè như thế đẹp biết bao
Đêm về ta ngắm những vi sao
Quên đi ưu phiền, bao mệt nhọc
Để rồi học tập không dùng phao.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status