Giải câu hỏi – Biệt ngữ xã hội (Trang 57 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Giải câu hỏi – Biệt ngữ xã hội (Trang 57 SGK ngữ văn 8 tập 1) – Phần soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trang 57 SGK ngữ văn lớp 8 tập 1

Đề bài:

Câu hỏi: Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi.

a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:

– Không ! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ? Trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu?

b)

– Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.

– Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.

Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này?

Trả lời:

a) Trong đoạn văn trên tác giả có chỗ dùng là “mẹ”, có chỗ lại dùng “mợ”. Bởi vì Trong lòng mẹ là hồi ký nên tác giả dùng từ “mẹ” – từ ngữ hiện tại. Nhưng những dòng đối thoại tác giả dùng từ “mợ” vì đoạn đối thoại đó nằm trong kí ức.

Trước cách mạng tháng Tám 1945 tầng lớp thượng lưu ở nước ta gọi mẹ là “mợ”, gọi cha là “cậu”.

b) Từ “ngỗng” có nghĩa là điểm hai- hình dạng con ngỗng giống điểm 2

– Điểm yếu, từ “trúng tủ” có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.

– Đây đều là từ ngữ học sinh hay sử dụng.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status