Giải câu hỏi 1 – Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh (Trang 126 SGK ngữ văn 8 tập 1) – Phần soạn bài Phương pháp thuyết minh trang 126 – 129 SGK ngữ văn lớp 8 tập 1.
Đề bài:
Câu 1.
a) Đọc lại các văn bản thuyết minh vừa học (Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất) và cho biết các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức gì.
b) Làm thế nào để có các tri thức ấy? Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy ở đây như thế nào?
c) Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không?
Trả lời:
a) Các văn bản thuyết minh vừa học (Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất) sử dụng tri thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội…
b) Để có được những tri thức đó chúng ta phải quan sát, học tập, tích lũy kiến thức.
+ Quan sát không đơn thuần là nhìn mà chọn những đặc điểm tiêu biểu của sự vật (đặc điểm có tính ý nghĩa về nội dung và hình thức). Biết cách phân tích đặc điểm của sự vật đó.
+ Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy là để làm cơ sở, tiền đề cho việc làm bài văn thuyết minh. Có kiến thức thực tế thì bài viết mới trở nên thuyết phục, hấp dẫn.
c) Không thể dùng tưởng tượng, suy luận thuần túy để làm bài văn thuyết minh.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment