X

Giải câu 8 (Trang 120 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Giải câu hỏi 8 (Trang 120 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2) – Phần soạn bài Quan Âm Thị Kính trang 111 – 121 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2.

Đề bài:

Câu 8. Qua cử chỉ và ngôn ngữ nhân vật, hãy phân tích tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà. Việc Thị Kính quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành” có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ không?

Trả lời:

Tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà nàng hát:

“Thương ôi… gối lẻ loi”.

– Các cặp từ đối lập bấy lâu – bỗng, sắt cầm – chăn gối lẻ loi…: sắc thái ý nghĩa đối lập diễn tả hai trạng thái trái ngược nhau chuyển đổi đột ngột.

+ Từ cuộc sống hòa hợp đầm ấm đến tình cảnh chia lìa.

→ Bị đẩy khỏi thế giới quen thuộc, người phụ nữ bỗng hóa bơ vơ giữa cái vô định giữa cái vô định cuộc đời.

– Thị Kính giả trai vào tu trong chùa càng khẳng định nàng không có lối thoát.

+ Quan niệm về định mệnh, cho rằng sự khổ cực là do số kiếp nên quay về cửa Phật tìm lối giải thoát, tu tâm tích đức.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment