X

Giải câu 7 – (Trang 129 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Giải câu hỏi 7 (Trang 129 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2) – Phần soạn bài Ôn tập phần văn trang 129 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2.

Đề bài:

Câu 7: Dựa vào Bài 21 (Sự giàu đẹp của tiếng Việt), kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học bằng tiếng Việt đã có, hãy phát biểu những ý kiến về sự giàu đẹp của tiếng Việt (có dẫn chứng kèm theo).

Trả lời:

Phát biểu những ý kiến về sự giàu đẹp của tiếng Việt:

* Thứ nhất, hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú:

– Nguyên âm: a,ă,â,o,ô,i…

– Phụ âm: b,c,k,l,m,n…

* Thứ hai, giàu thanh điệu:

– Bằng: huyền, không.

– Trắc: hỏi, ngã, nặng, sắc.

Sự phối hợp các nguyên âm – phụ âm, thanh bằng trắc tạo cho câu văn, lời thơ có nhạc điệu trầm bổng du dương, có khi cân đối nhịp nhàng, có khi khúc khuỷu:

Ví dụ:

“Mùa xuân, cùng em trên đồi thông,

Ta như chim bay trên tầng không…”

(Lê Anh Xuân).

* Thứ 3, cú pháp tiếng Việt rất tự nhiên , cân đối, nhịp nhàng:

Ví dụ:

– Tục ngữ: Lá lành đùm lá rách, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo…

– Ca dao, dân ca, thơ:

Quả cau nho nhỏ

Cái vỏ vân vân

Nay anh học gần

Mai anh học xa

Đông ăn măng trúc, thu ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao!

(Nguyễn Bỉnh Khiêm).

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

(Xuân Quỳnh).

* Thứ 4, từ vựng dồi dào về cả 3 mặt: thơ, nhạc, họa:

– Những tiếng gợi âm thanh, tiếng động: ầm ầm, ào ào, thì thầm, rì rầm…

– Những tiếng gợi màu sắc: xanh ngắt, xanh xanh, xanh nhung…

– Những tiếng gợi hình dáng: ì ạch, nặng nề, gầy gò…

* Cuối cùng, từ vựng tiếng Việt mỗi ngày một nhiều từ mới:

Ví dụ: thảo quả, cà phê, xê-mi-na, phôn-cơ-lo…

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Ngọc Trinh:
Leave a Comment