Giải câu 6 – Về văn biểu cảm (Trang 139 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Giải câu 6 – Về văn biểu cảm (Trang 139 SGK ngữ văn 7 tập 2) – Phần soạn bài Ôn tập về phần tập làm văn trang 139 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2.

Đề bài:

Câu 6. Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào? (Lấy ví dụ ở bài Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi.)

Trả lời:

Ngôn ngữ văn biểu cảm đòi hỏi sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ như trong thơ trữ tình.

– Trong Mùa xuân của tôi, Vũ Bằng sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ so sánh:

Tôi yêu lông mày ai như trăng mới in ngần (…)

Không uống rượu mạnh cũng như lòng mình say rượu (…)

Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối… (ở đây hình ảnh so sánh (máu, mầm non) đã được miêu tả chi tiết gợi cảm, người ta gọi là lối “so sánh nối dài” có khả năng bộc lộ tình cảm đặc biệt)

Y như con vật nằm thu hình một nơi trốn rét (Giấu đi sự vật so sánh (chẳng hạn “Tôi y như” câu văn như là sự phát hiện những tình cảm bất ngờ của chính mình nhờ khi mùa xuân đem lại…)
Nhà văn dùng nhân hóa.

(…) Mầm non cửa cây cối, nằm im mãi không ngủ được, phủi trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

+ Nhà văn dùng

Liệt kê đơn: (…) đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không xanh biếc […] nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.
Liệt kê kép: Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân

– Trong Sài Gòn tôi yêu ta cũng gặp những biện pháp tu từ trên

– Sài Gòn cứ trẻ hoài (nhân hóa) như một cây tơ đương độ nõn nhiều […]

Đây là phép liệt kê:

Tôi yêu trong nắng sớm […] Tôi yêu thời tiết trái chứng […]

Tô yêu cả đêm khuya […] Tôi yêu phố phường náo động […]

Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương […]

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status