X

Giải câu 6 – (Trang 137 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Giải câu hỏi 6 (Trang 137 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2) – Phần soạn bài Kiểm tra phần văn trang 137 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2.

Đề bài:

Câu 6: Chọn chép lại hai câu tục ngữ mà em đã học hoặc sưu tầm được. Nêu lên ý nghĩa, giá trị của kinh nghiệm mà những câu tục ngữ ấy thể hiện. Có thể chọn hai câu có nội dung liên quan với nhau để cùng phân tích.

Trả lời:

Có thể chọn hai câu:

– Chị ngã em nâng.

– Không thầy đố mày làm nên.

Cả hai đều diễn đạt thật giản dị. Nó như cách nói hằng ngày (khẩu ngữ)

– Thử đảo lại câu đầu:

+ Em ngã chị nâng thì nó quá hiển nhiên. Xưa nay trách nhiệm của các thành viên trong gia đình Việt Nam thường được nhìn nhận theo kiểu “nước mắt chảy xuôi”. Người chị dĩ nhiên phải nâng phải đỡ em khi em ngã.

+ Câu tục ngữ muốn nói sâu hơn quan hệ chị em trong một mái nhà. Em quan tâm tới chị. Dĩ nhiên ngã ở đây là muôn nói lới sự thất bại, những lỗi lầm, thậm chí sự sa ngã. Chính lúc ấy “em” gái là người hiểu chị nhất, phải săn sóc hằng tinh thần nhiều nhất cho chị. Từ “nâng ” biểu hiện sự yêu thương đùm bọc đó. Tuy nhiên câu này có ý nghĩa rộng hơn. Giúp đỡ những người bất hạnh.

– Câu sau đã nói điều hiển nhiên. Trong nghĩa khẳng định thì: “Nhờ có thầy mà con người ta mời có sự nghiệp”. Nếu hiểu thầy theo nghĩa rộng hơn (thầy dạy nghề, thầy dạy văn hóa chẳng hạn) thì câu trên luôn đúng.

Cái sâu xa của câu lục ngữ này là lời nghiêm khắc cảnh cáo một cô cậu học trò nào đó “Áo mặc chưa qua khỏi đầu” mà đà hiểu hiện những sự khinh nhờn, thiếu tôn trọng thầy. Đây là sự cảnh báo về nhân cách học sinh của bậc làm cha chú. Như vậy, muôn là học trò thì trước hết phải có nhân cách, phải biết yêu kính thầy. Từ đây mà ngầm nói với ta rằng: Làm thầy trước hốt là phải có nhân cách. Học trò trước hốt nhìn vào nhân cách của thầy. Sau đó, chúng mới nhìn vào kiến thức của thầy.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Ngọc Trinh:
Leave a Comment