X

Giải câu 5 (Trang 84 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Giải câu hỏi 5 (Trang 84 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1) – Phần soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa trang 82 – 85 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1.

Đề bài:

Câu 5. Bài 6: Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca sao lại dùng hình ảnh muối – gừng? Phân tích ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm của hình ảnh này trong bài ca dao và tìm thêm một số câu ca dao khác có sử dụng hình ảnh muối – gừng để minh hoạ.

Trả lời:

– Muối và gừng là những sự vật có vị được lưu giữ lâu theo thời gian. Sử dụng hình ảnh này để nói đến tình nghĩa con người, ca dao muốn khẳng định tình nghĩa bền lâu, thủy chung, không dễ dàng phai nhạt.

– Muối – gừng là biểu trưng cho tấm lòng, cho tình nghĩa không đổi thay, không biến chuyển theo năm tháng của con người với con người. Hai hình ảnh này khiến ý nghĩa câu thơ trở nên sáng rõ, tác động hiệu quả vào trực cảm của người đọc.

– Một số câu ca dao khác:

Tay bưng đĩa muối chấm gừng

Gừng cay muối mặn, xin đừng bỏ nhau

Tay bưng đĩa muối sàng rau

Căn duyên ông trời định, bỏ nhau sao đành.

————

Muối để ba năm muối hãy còn mặn

Gừng ngâm chín tháng gừng hãy còn cay

Đã có lời chàng đó thiếp đây

Can chi lo chuyện đổi thay rứa chàng.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment