Giải câu hỏi 5 (Trang 147 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Tổng kết phần văn học trang 146 – 149 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.
Đề bài:
Câu 5.
Hai nội dung lớn của văn học trung đại Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.
Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại gắn với tư tưởng “trung quân ái quốc” và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước thể hiện rất phong phú, đa dạng, tập trung ở một số phương tiện: thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự tôn dân tộc ; lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược; tự hào trước chiến công thời đại, trước truyền thống lịch sử, biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì Tổ quốc, tình yêu thiên nhiên đất nước…
Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại vừa bắt nguồn từ truyền thống nhân văn của người Việt Nam vừa tiếp thu tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Chủ nghĩa nhân đạo thể hiện rất phong phú, đa dạng, tập trung ở một số nội dung: thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người…
a) Phân tích nội dung yêu nước qua:
– Thơ phú thời Lí – Trần (Vận nước của Pháp Thuận, Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn).
– Sáng tác của Nguyễn Trãi (Đại cáo bình Ngô, Cảnh ngày hè).
– Các tác phẩm viết về lịch sử (những trích đoạn từ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên).
– Các tác phẩm nghị luận (Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương, Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung).
b) Phân tích nội dung nhân đạo qua:
– Thơ (bài kệ Cáo bệnh, bảo mọi người của Mãn Giác, Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du).
– Ngâm khúc (Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, đi sâu vào những trích đoạn đã học).
– Truyện (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ).
– Truyện thơ (Truyện Kiều của Nguyễn Du, đi sâu vào những trích đoạn đã học).
Trả lời:
a) Phân tích nội dung yêu nước qua các tác phẩm cụ thể: (Gợi ý)
– Thơ phú thời Lí – Trần: gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc, biểu hiện trên các phương diện:
+ Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự tôn dân tộc (Sông núi nước Nam, Phú sông Bạch Đằng, Bình Ngô đại cáo, Tựa Trích diễm thi tập).
+ Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược (Tỏ lòng, Bình Ngô đại cáo, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn).
+ Tự hào trước chiến công thời đại và truyền thống lịch sử (Phú sông Bạch Đằng, Bình Ngô đại cáo).
+ Ca ngợi và ghi nhớ công ơn những người đã hi sinh vì tổ quốc (Phú sông Bạch Đằng).
+ Yêu thiên nhiên, cảnh đẹp đất nước (Cảnh ngày hè).
b) Phân tích nội dung nhân đạo qua các tác phẩm cụ thể: (Gợi ý)
– Lòng thương cảm đối với số phận con người (Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm).
– Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người (Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Chuyện chức phá sự đền Tản Viên).
– Khẳng định, đề cao con người trên các mặt: phẩm chất, tài năng, khát vọng chân chính (Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm).
– Đề cao quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người (Truyện Kiều).
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment