Giải câu hỏi 5 – Phương pháp ôn tập (Trang 215 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1) – Phần soạn bài Ôn tập phần văn học trang 213 – 215 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1.
Đề bài:
Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị? Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu.
Trả lời:
* Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị bởi thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị:
– Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với niềm vui lớn, con người lớn của cả con người cách mạng và cả dân tộc.
– Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện, chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập tới vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân.
– Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử, dân tộc.
– Tác giả tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, những biến cố mạnh mẽ tác động tới vận mệnh của dân tộc, vấn đề nổi bật trong thơ Tố Hữu là vận mệnh dân tộc.
– Con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường.
– Nhân vật trữ tình mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử của thời đại.
– Giọng điệu tự nhiên, chân thành, đằm thắm.
* Khuynh hướng sử thi và lãng mạn trong thơ Tố Hữu:
– Khuynh hướng sử thi:
+ Tập trung khắc họa những bối cảnh rộng lớn, những biến cố quan trọng tác động mạnh mẽ đến vận mệnh dân tộc.
+ Hình tượng trung tâm: con người của sự nghiệp chung, vẻ đẹp của cả dân tộc, cộng đồng.
+ Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lịch sử – dân tộc ngợi ca.
– Cảm hứng lãng mạn:
+ Khẳng định lí tưởng, niềm tin vào tương lai, cách mạng.
+ Thơ Tố Hữu chú trọng tác động tình cảm qua nhạc điệu, tâm tình thủ thỉ.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)