X

Giải câu 5 – Ôn tập truyện dân gian (Trang 135 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Giải câu hỏi 5 – Ôn tập truyện dân gian (Trang 135 SGK ngữ văn 6 tập 1) – Phần soạn bài Ôn tập truyện dân gian trang 134 – 136 SGK ngữ văn lớp 6 tập 1.

Đề bài:

Câu 5. Trao đổi ý kiến ở lớp: So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích, giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười.

Trả lời:

Giống nhau:

– Đều có những yếu tố kỳ ảo.

– Nhiều chi tiết giống nhau như sự ra đời thần kỳ và tài năng phi thường của các nhân vật.

Khác nhau:

STT Truyền thuyết Cổ tích
1 Kể về các nhân vật, các sự kiện lịch sử trong quá khứ. Kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật trong đời thường.
2 Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân: thiện thắng ác.
3 Bên cạnh tính chất tưởng tượng kì ảo còn có cái lõi của sự thật lịch sử. Giàu yếu tố hoang đường, mang tính tưởng tượng bay bổng.

So sánh thể loại truyện ngụ ngôn và truyện cười:

– Giống nhau: đều có yếu tố gây cười.

– Khác nhau:

Truyện ngụ ngôn Truyện cười
Mượn chuyện loài vật, đồ vật hay chính chon người để nói bóng gió chuyện con người. Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
Nêu ra bài học nhằm khuyên nhủ, răn dạy. Mua vui, phê phán, châm biếm.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment