Giải câu hỏi 5 – Ôn tập phần Tập làm văn (Trang 206 SGK ngữ văn 9 tập 1) – Phần soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn trang 206 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1.
Đề bài:
Câu 5. Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? Tìm các ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
Trả lời:
– Đối thoại: là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hay nhiều người.
Vai trò: làm cho câu chuyện sống động như trong cuộc sống.
Ví dụ:
Mẹ tôi nói:
– Con hãy nghỉ ngơi vài hôm, đi thăm các nhà bà con một chút rồi cùng mẹ con mình lên đường.
– Vâng.
(Cố hương – Lỗ Tấn)
– Độc thoại: là lời nói không nhằm vào ai đó hoặc nói với chính mình. (phái trước có dấu ghạch đầu dòng).
Vai trò: bộc lộ trực tiếp thái độ, cảm xúc, tâm lí của nhân vật.
Ví dụ:
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
– Hà nắng gớm, về nào….
(Làng – Kim Lân)
– Độc thoại nội tâm: là lời độc thoại không cất lên thành lời (không có dấu ghạch đầu dòng).
Vai trò: dễ đi sâu vào việc khám phá nội tâm nhân vật.
Ví dụ:
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lãi cứ giàn ra, Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…
(Làng – Kim Lân)
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment