Giải câu hỏi 4 (Trang 218, 219 SGK ngữ văn 9 tập 1) – Phần soạn bài Cố hương – Lỗ Tấn trang 207 – 219 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1.
Đề bài:
Câu 4. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
a) “Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng… Nhưng từ đấy chúng tôi không hề”.
b) “Người đi vào là Nhuận Thổ… vừa thô kệch, vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”.
c) “Tôi nghĩ bụng… Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
Trong ba đoạn văn trên:
– Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn biểu hiện điều gì?
– Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng các yếu tố của những phương thức biểu đạt nào khác? Hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật?
– Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức lập luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?
Trả lời:
– Đoạn (a) chủ yếu dùng phương thức miêu tả để làm nổi bật sự thay đổi về diện mạo của nhân vật Nhuận Thổ.
– Đoạn (b) chủ yếu dùng phương thức tự sự kết hợp với phương thức biểu cảm để nói về tình cảm gắn bó của nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ thời thơ ấu.
– Đoạn (c) chủ yếu dùng phương thức nghị luận trong đó hình ảnh con đường khép lại mang chiều sâu ý nghĩa về niềm hi vọng về một ngày mai tươi sáng của cả dân tộc.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)