X

Giải câu 4 (Trang 163 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Giải câu hỏi 4 (Trang 163 SGK ngữ văn 8 tập 1) – Phần soạn bài Hai chữ nước nhà trang 159 – 164 SGK ngữ văn lớp 8 tập 1.

Đề bài:

Câu 4. Phân tích đoạn thơ thứ hai.

– Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào?

– Tìm hiểu sức gợi cảm của đoạn thơ (chú ý cách biểu hiện cảm xúc của tác giả và cả bối cảnh tâm trạng của người đương thời vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX.

Trả lời:

Tâm sự yêu nước thể hiện qua những vần thơ thẫm đẫm huyết lệ tạo sức lay động mạnh mẽ.

– Bốn câu thơ đầu phần 2:

+ Lời dặn dò đứa con thay mình trả thù nhà, đền nợ nước.

+ Nhắc đứa con nhớ về trang sử hào hùng, niềm tự hào của dân tộc.

+ Lấy tấm gương hiệp nữ minh chứng cho việc hy sinh vì nghiệp lớn.

– Tám câu thơ tiếp phần 2:

+ Gợi tả cảnh đau thương, mù mịt của đất nước khi bị xâm lăng.

+ Cảnh thê lương “xương rừng máu rộng”, “xiêu tán hao mòn”, “bốn phương khói lửa”.

+ Tiếng khóc thương ai oán trước nạn đất nước diệt vong, người người li biệt.

+ Nỗi đau xé tận tâm can của người đang đi vào cõi chết nhưng vẫn không quên tội ác kẻ thù.

– Bốn câu thơ cuối đoạn 2:

+ Trực tiếp thể hiện nỗi đau mất nước, xót cảnh nòi giống lầm than.

+ Nỗi uất hận trước tội ác của kẻ thù.

– Sức gợi cảm nằm ở:

+ Những hình ảnh chia lìa, tang tóc làm đau buốt tâm can.

+ Tâm trạng uất hận,đau xót lên đến đỉnh điểm trước tội ác của giặc.

+ Nỗi lòng thương xót, cảm xúc chân thành của tác giả tạo sức lay động.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment