Giải câu 4 – Luyện tập (Trang 102 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giải câu hỏi 4 – Luyện tập (Trang 101 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trang 97 – 102 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.

Đề bài:

Câu 4. Có nhiều bài thơ của các tác giả khác nhau viết về mùa thu, nhưng mỗi bài thơ mang những nét riêng về từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ, thể hiện tính cá thể hóa trong ngôn ngữ. Hãy so sánh để thấy những nét riêng đó trong ba đoạn thơ sau:

a)

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như từng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.

(Nguyễn Khuyến, Thu vịnh)

b)

Em không nghe mùa thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.

(Lưu Trọng Lư, Tiếng thu)

c)

Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.

(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)

Trả lời:

Tiêu chí so sánh Nguyễn Khuyến Lưu Trọng Lư Nguyễn Đình Thi
Thời đại Phong kiến Pháp thuộc Sau Cách mạng tháng Tám
Từ ngữ Ước lệ, những từ ngữ gợi tả sắc xanh: trời xanh, cây xanh, nước biếc,… Giản dị, chân thực, từ láy: xào xạc, ngơ ngác Vui tươi, hồ hởi, từ ngữ biểu lộ cảm xúc chân thực: vui, phấp phới, nói cười thiết tha,..
Nhịp điệu Nhịp thơ chậm dãi, trang nhã, nhịp 4/3 và 2/2/3 cổ điển. Nhịp điệu thổn thức Nhịp 3/2 Nhịp thơ tự do, linh hoạt
Hình tượng thơ Thanh cao và tĩnh lặng Hình tượng lá vàng ⇒ tả thực, mới lạ Hình tượng núi đồi, gió, rừng tre, trời thu ⇒ mùa thu gần gũi, chân thực.
BAIVIET.COM

DMCA.com Protection Status