X

Giải câu 4 (Trang 131 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Giải câu hỏi 4 – Kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định (Trang 131 SGK ngữ văn 8 tập 2) – Phần soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt trang 130 – 133 SGK ngữ văn lớp 8 tập 2.

Đề bài:

Câu 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tôi bật cười bảo lão (1):

– Sao cụ lo xa quá thế (2)? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ (3)! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay (4)! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại (5)?

– Không, ông giáo ạ (6) ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu (7)?

( Nam Cao, Lão Hạc)

a) Trong những câu trên, câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu cầu khiến, câu nào là câu nghi vấn?

b) Câu nào trong số những câu nghi vấn trên được dùng để hỏi (điều băn khoăn cần được giải đáp)?

c) Câu nào trong số những câu nghi vấn trên không được dùng để hỏi? Nó được dùng làm gì?

Trả lời:

a) Các câu (1), (3), (6) là những câu trần thuật; câu (4) là câu cầu khiến; các câu còn lại là câu nghi vấn.

b) Câu nghi vấn dùng để hỏi là câu (7).

c) Câu nghi vấn (2) và (5) không dùng để hỏi. Câu (2) dùng để biểu lộ sự ngạc nhiên. Câu (5) dùng để giải thích.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment