X

Giải câu 4 – Các kiểu văn bản Ngữ văn THCS đã học (trang 171 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Giải câu hỏi 4 – Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS (trang 171 SGK ngữ văn 9 tập 2) – Phần soạn bài Tổng kết phần Tập làm văn trang 169 – 172 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2.

Đề bài:

Câu 4. Từ phần tổng kết trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống và khác nhau.

a) Hãy kể tên các thể loại văn học đã học, ghi lên bảng.

b) Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

c) Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận đó có đặc điểm gì.

Trả lời:

– Kiểu văn bản là cơ sở. Một kiểu văn bản có thể có những hình thức văn bản khác nhau. Kiểu văn bản không đồng nhất với thể loại tác phẩm văn học. Tuy nhiên, mỗi thể loại văn học thường gắn với một kiểu văn bản như là yếu tố cơ sở.

a. Các thể loại văn học đã học: Tự sự, trữ tình, kịch, kí.

b. Phương thức biểu đạt của mỗi thể loại:

– Thể loại tự sự: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh…

– Thể loại trữ tình: biểu cảm, tự sự, miêu tả…

– Thể loại kịch: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận…

– Thể loại kí: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận…

c. Các phương thức biểu đạt khác nhau có thể được kết hợp sử dụng trong một thể loại văn học. Ví dụ: Tự sự (thể loại văn học) có thể sử dụng các phương thức biểu đạt tự sự, thuyết minh, miêu tả, biểu cảm… Văn bản thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment