Giải câu 3 (Trang 82 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Giải câu hỏi 3 (Trang 82 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2) – Phần soạn bài Sống chết mặc bay trang 74 – 83 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2.

Đề bài:

Câu 3. Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật.

Em hãy phân tích, chứng minh ý kiến trên bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân (trong đó có mức độ của tiếng trống đánh, ốc thổi, tiếng người gọi nhau sang hộ đê) là thế nào?

b) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan phủ như thế nào?

c*) Hãy nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.

Trả lời:

a) Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:

– Cảnh hộ đê của dân: tăng cấp theo mức độ nguy cấp: mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá.

– Cảnh quan lại nhàn hạ, sa hoa trên đình đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng chống chọi với mưa lũ.

b) Phép tăng cấp dùng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng dạ lang thú của viên quan:

+ Quan ngồi nơi vững chãi, an toàn, có kẻ hầu người hạ xung quanh.

+ Quan la mắng, dọa dẫm đám người bẩm báo đê vỡ.

+ Mức độ vô trách nhiệm, cáu gắt vô lí của quan được thể hiện rõ nét.

c*) Sự kết hợp của nghệ thuật tăng cấp đã tố cáo, phê phán sự thờ ơ, tắc trách của quan hộ đê.

+ Y vui mừng, sung sướng khi thắng ván bài trong khi dân khốn cùng, khổ cực.

→ Nghệ thuật đối làm tăng cao khả năng tố cáo, phê phán sâu sắc kẻ lòng lang dạ thú.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status