X

Giải câu 3 (Trang 42 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Giải câu hỏi 3 (Trang 42 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2) – Phần soạn bài Chiều tối (Mộ) – Hồ Chí Minh trang 42 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2.

Đề bài:

Câu 3. Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu sau như thế nào?

Trả lời:

Bức tranh đời sống trong hai câu cuối:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)

– Hình ảnh thiếu nữ xay ngô là trung tâm của bức tranh, thu hút sự chú ý của người tù. Đó là một vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động. Sự xuất hiện của “thiếu nữ xay ngô” khiến cho bài thơ có một bước phát triển mới:

+ Nếu như ở hai câu đầu, thiên nhiên đã đi vào sự nghỉ ngơi thì con người vẫn gợi lên nhịp sống dẻo dai.

+ Cảnh ở hai câu đầu rất tĩnh thì đến đây nhờ hoạt động xay ngô của thiếu nữ mà trở nên sinh động hơn.

+ Đặc biệt là lò than rực hồng được bàn tay thiếu nữ nhen nhóm lên. Một chút sáng trong đêm tối cũng nhen nhóm được niềm vui, niềm lạc quan. Một chút ấm từ màu hồng của lò than, cũng xóa bớt cảm giác lạnh lẽo, cô đơn trong lòng người tù, xa xứ. Chữ “hồng” cuối bài thơ có thể gọi là thi nhân.

-> Hai câu cuối miêu tả cảnh bằng tinh thần hiện đại:

Hình tượng thơ có sự vận động tích cực.

Bài thơ kết thúc ở màu hồng.

Đằng sau cặp mắt quan sát cảnh là tâm hồn của một người chiến sĩ cộng sản luôn hướng tới cuộc sống để tìm niềm vui, tăng niềm lạc quan tin tưởng để bước tiếp trên con đường chuyển lao gian khổ.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Phương Thảo: Học vấn là chìa khóa mở cánh cửa của tương lai. Hãy cùng nhau chia sẻ những kiến thức học tập bổ ích.
Leave a Comment