X

Giải câu 3 (Trang 166 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Giải câu hỏi 3 (Trang 166 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2) – Phần soạn bài Bắc Sơn (Trích hồi bốn – Nguyễn Huy Tưởng) trang 159 – 167 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2.

Đề bài:

Câu 3. Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. (Chú ý: hoàn cảnh nhân vật, tâm trạng và thái độ của Thơm với chồng, hành động của cô cứu Thái, Cửu.)

Nhân vật Thơm đã có biến chuyển như thế nào trong các lớp kịch này? Ý nghĩa của sự biến chuyển ấy?

Trả lời:

Khi Thơm thấy hai người cán bộ cách mạng, cô không hề hoảng hốt mà chủ yếu là bất ngờ. Ngay sau đó, cô đã quyết định phải bảo vệ cán bộ cách mạng. Cô nhanh trí đẩy họ vào buồng trong – nơi mà theo phong tục của nhiều dân tộc thiểu số là cấm kị đối với người lạ. Chính điều đó đã tránh được sự nghi ngờ của Ngọc.

Lúc đầu, Thơm giả bộ ngọt ngào với chồng, lại còn tỏ ra ân hận về những lời nói không phải với chồng trước đó để Ngọc không nghi ngờ gì.

Sau đó lại cố tình nói to lên để hai cán bộ cách mạng không đi ra ngoài theo lối vườn sau – nơi đã bị đồng bọn của Ngọc đứng sẵn ở đó.

Cuối cùng, Thơm tìm cách đẩy chồng đi để nhanh chóng giải thoát cho hai người cán bộ. Tuy như vậy là mâu thuẫn với ý định ban đầu giữ chồng ở nhà của Thơm, nhưng may mắn là Ngọc không có nghi ngờ gì cả.

⇒ Sự chuyển biến trong hồi bốn của Thơm thể hiện sự nhanh trí và có phần gan dạ của cô, nó còn thể hiện lòng tin với Đảng, với cách mạng và tình yêu đất nước của nhân vât. Đồng thời nó cho thấy sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cách mạng.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment