Giải câu hỏi 3 (Trang 147 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Tổng kết phần văn học trang 146 – 149 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.
Đề bài:
Câu 3.
Văn học viết Việt Nam gồm: văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) và văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay (văn học hiện đại). Cần nắm được đặc điểm chung và đặc điểm riêng của văn học trung đại và văn học hiện đại theo các gợi ý sau:
a) Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển.
b) Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh.
c) Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại.
Trả lời:
a) Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển.
– Chủ nghĩa yêu nước.
– Chủ nghĩa nhân đạo.
– Cảm hứng thế sự.
b) Văn học Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh.
– Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với truyền thống dân tộc:
+ Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hoá dân gian Việt Nam.
+ Chứng minh: Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương… đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao; Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ mang nhiều yếu tố của truyền thuyết, cổ tích thần kì…
– Văn học viết Việt Nam tiếp biến văn học nước ngoài:
+ Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học và văn hóa Trung Hoa.
Chứng minh: Nền văn học chữ Hán thời phong kiến với các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan,… Các tác phẩm viết bằng chữ Nôm cũng bị ảnh hưởng của văn hóa Hán, cũng chứa đựng rất nhiều yếu tố Hán, cũng như đã kế thừa thành tựu văn hóa văn học Hán.
+ Văn học viết Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp trong thời kì chuyển từ văn học trung đại sang văn học hiện đại.
Chứng minh: phong trào Thơ mới và các thể loại văn xuôi như tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự… với những tên tuổi tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố…
c) Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại.
Phương diện so sánh | Văn học trung đại | Văn học hiện đại |
Ngôn ngữ | Chữ Hán | Chủ yếu là chữ quốc ngữ. |
Sử dụng nhiều điển tích, điển cố. | Ít dẫn điển tích, điển cố. | |
Từ ngữ ước lệ, tượng trưng. | Xóa bỏ lối viết câu nệ, ước lệ, tượng trưng. | |
Lối văn biền ngẫu. | Bỏ dần lối viết theo ngữ pháp Hán. | |
Hệ thống thể loại | Các thể loại trong văn học Hán: thơ Đường luật, tiểu thuyết chương hồi, cáo, hịch,… | Thơ tự do thay thế cho thơ Đường luật. |
Một số thể thơ đặc trưng của dân tộc: lục bát, song thất lục bát, thất ngôn xen lục ngôn,… | Tiểu thuyết hiện đại kiểu phương Tây thay thế cho tiểu thuyết chương hồi. | |
Bỏ các thể văn xuôi trung đại, thay vào đó là sự ra đời của các dạng văn xuôi hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa, kí, phóng sự, tùy bút,… |
(HTTPS://BAIVIET.ORG)