X

Giải câu 3 (trang 13 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Giải câu hỏi 3 (Trang 13 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1) – Phần soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam trang 5 – 13 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1.

Đề bài:

Câu 3. Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.

Trả lời:

Đối tượng trung tâm của văn học là con người và con người trong văn học tồn tại trong bốn mối quan hệ cơ bản.

– Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên: Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung quan trọng của văn học Việt Nam.

+ Trong các sáng tác văn học dân gian như ca dao, dân ca, các hình ảnh sông núi, đồng lúa, cánh cò, trăng… là những hình ảnh quen thuộc được sử dụng để nói lên tình cảm, thể hiện tình yêu quê hương đất nước. Thời kì trung đại, hình ảnh thiên nhiên như tùng, cúc, trúc, mai… được sử dụng để thể hiện nhân phẩm của người quân tử, lối sống thanh cao, ẩn dật của nhà Nho. Văn học hiện đại dùng những hình ảnh thiên nhiên để thể hiện những kỉ niệm đẹp của tình yêu.

– Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc: Văn học Việt Nam phản ánh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước

+ Lòng yêu nước trong văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, quê hương, sự căm thù thế lực xâm chiếm đất nước. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại được thể hiện qua sự ý thức sâu sắc về lãnh thổ và truyền thống lâu đời của quốc gia, dân tộc. Văn học cách mạng thể hiện chủ nghĩa yêu nước qua sự nghiệp đấu tranh về giai cấp và lí tưởng xã hội chủ nghĩa.

– Con người trong quan hệ xã hội: Văn học Việt Nam thể hiện mong muốn, ước mơ về một xã hội tốt đẹp, công bằng.

+ Trong xã hội phong kiến và thực dân nửa phong kiến, các tác phẩm văn học tố cáo, phê phán các thế lực thống trị, áp bức dân dân và thể hiện sự cảm thông đối với giai cấp bị trị. Nhân vật trong các sáng tác không chỉ là nạn nhân của các cuộc áp bức bất công, phải chịu nhiều đau khổ mà còn là những người viết đấu tranh cho hạnh phúc, quyền được tự do…

– Con người Việt Nam và ý thức về bản thân: Văn học Việt Nam xây dựng một “đạo lí làm người” với nhiều phẩm chất tốt đẹp.

+ Trong thời kì chống giặc ngoại xâm, cải tạo và chinh phục thiên nhiên, con người thường đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân. Các nhân vật trong sáng tác trong thời kì này thường đề cao ý thức xã hôi, trách nhiệm công dân và hi sinh “cái tôi” cá nhân đến mức khắc kỉ. Các thời kì sau này, con người cá nhân lại được các nhà văn, nhà thơ đề cao. Con người trong sáng tác của giai đoạn này đã ý thức được quyền cá nhân của mình như quyền sống, quyền đọc hạnh phúc và tình yêu…

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment