X

Giải câu 3 (Trang 127 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Giải câu hỏi 3 (Trang 127 SGK ngữ văn 6 tập 2) – Phần soạn bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử trang 127 SGK ngữ văn lớp 6 tập 2.

Đề bài:

Câu 3: Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.

a) Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì về lịch sử?

b) Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật ý nghĩa “chứng nhân” của cầu Long Biên?

c) So sánh cách kể chuyện của đoạn này với đoạn đã phân tích ở câu 2. Vì sao ở đây tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên?

(Gợi ý: so sánh về ngôi kể, về phương thức biểu đạt, về cách sử dụng từ ngữ, …).

Trả lời:

a) Cảnh vật và sự kiện được ghi lại:

+ Màu xanh của bãi mía, nương dâu, vườn chuối.

+ Chiều xuống, đèn mọc như sao sa.

+ Gợi nhớ đoàn quân ra đi 1946

+ Những năm tháng oanh liệt cây cầu chống trọi những lần đánh bom của Mỹ.

Những ngày nước sông Hồng đỏ rực, cuồn cuộn chảy, cầu như võng đung đưa…

– Cảnh vật và sự kiện cho ta thấy hình ảnh của cây cầu anh hùng, hiên ngang với lịch sử.

b) Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc: gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực, cụ thể trong đó cầu Long Biên là nhân chứng sống.

c) Cách kể của đoạn “Cầu Long Biên khi mới khánh thành… bị chết trong quá trình làm cầu”, tình cảm tác giả bộc lộ rõ ràng hơn:

– Ngôi kể: sự chuyển ngôi linh hoạt từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất.

– Phương thức biểu đạt: phương thức thuyết minh là chủ yếu.

– Từ ngữ: từ ngữ có sắc thái biểu cảm mạnh: nhớ như in, trang trọng, nằm sâu trong trí óc, say mê ngắm nhìn, quyến rũ, khao khát, bi thương, nhói đau, hùng tráng…

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Phương Thảo: Học vấn là chìa khóa mở cánh cửa của tương lai. Hãy cùng nhau chia sẻ những kiến thức học tập bổ ích.
Leave a Comment