Giải câu hỏi 3 (Trang 124 SGK ngữ văn 7 tập 1) – Phần soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) trang 123 – 125 SGK ngữ văn lớp 7 tập 1.
Đề bài:
Câu 3. Dựa vào bốn động từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), đê (cúi), và tư (nhớ) để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ.
Trả lời:
Bài thơ ngắn chỉ gồm hai mươi chữ mà có tới 5 động từ: nghi (ngỡ), cử (ngẩng), vọng (nhìn), đê (cúi) và tư (nhớ). Thực ra nếu theo dõi thứ tự của bốn động từ này, chúng ta có thể nhận ra mạch cảm xúc của bài thơ. Bốn động từ đều bị lược đi chủ thể hành động nhưng có thể dễ dàng khẳng định, chủ thể trữ tình, chủ thể hành động ở đây chính là tác giả. Năm động từ tạo thành một mạch cảm xúc vận động rất nhanh, có thể hiện thực hoá lại bằng văn xuôi như sau: nhân vật trữ tình (nhà thơ) tỉnh dậy (hoặc đang mơ màng ngủ) thì nhận ra ánh sáng đang lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng vì không biết là sương hay là trăng, nhà thơ ngẩng lên như là một hành động để mà xác nhận. Nhưng rồi chính cái khoảnh khắc ngẩng đầu kia lại gợi về trong lòng tác giả nỗi niềm của người xa xứ. Hành động cúi đầu như là đang cố nén đi cái cảm xúc mãnh liệt đang trào dâng.
Tĩnh dạ tứ với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện. Bài thơ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment