X

Giải câu 3 – Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng (trang 75 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Giải câu hỏi 3 – Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự (Trang 75 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1) – Phần soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự trang 73 – 77 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1.

Đề bài:

Câu 3. Để câu chuyện mình kể không gây cảm giác khô khan, người kể chuyện cần kết hợp bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật (hoặc của bản thân) trong quá trình tự sự. Song, những cảm xúc, những rung động (để biểu cảm) được nảy sinh từ đâu:

a) Từ sự quan sát chăm chú, kĩ càng, tinh tế?

b) Từ sự vận dụng liên tưởng, tưởng tượng, hỗi ức?

c) Từ những sự vật, sự việc khách quan đã hoặc đang lay dộng trái tim người kể?

d) Từ (và chỉ từ) bên trong trái tim người kể?

Theo anh (chị), trong các ý nêu ở trên, ý nào không chính xác? Vì sao? Tìm trong đoạn trích đã dẫn ở mục I.4 những dẫn chứng để chứng minh cho quan điểm của anh (chị)

Trả lời:

– Ý kiến không chính xác: d) Từ (và chỉ từ) bên trong trái tim người kể?

– Vì cảm xúc, rung động trong bài viết phải xuất phát từ sự kết hợp, hòa quyện giữa yếu tố khách quan (sự vật, sự việc bên ngoài) và yếu tố chủ quan (kinh nghiệm, hồi ức. sự quan sát của người viết)

– Ví dụ mục I.4: so sánh “nàng như chú mục đồng của nhà trời”, để có được hình ảnh so sánh này, tác giả phải quan sát từ dáng vẻ xinh đẹp của cô gái đang ngồi cạnh mình, đồng thời kết hợp với trí tưởng tượng và tâm hồn lãng mạn của chính tác giả.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment