Giải câu hỏi 3 – Một số phép tu từ từ vựng (Trang 147 SGK ngữ văn 9 tập 1) – Phần soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) trang 146 – 148 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1.
Đề bài:
Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn) sau:
a) Còn trời còn nước còn non,
Còn cô bán rượu anh còn say sưa.
(Ca dao)
b) Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)
c) Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)
d) Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)
e) mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
Trả lời:
a) Phép điệp: “còn…”
Tác dụng: nhấn mạnh sự say sưa của anh chàng đối với cô bán rượu. Sự say sưa đó như một sự hiển nhiên như trời đất non nước.
b) Phép nói quá: gươm mài đá khiến đá cũng phải mòn, voi uống nước thì nước sông cũng phải cạn.
→ Tác dụng: nhấn mạnh sự hùng mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c) – So sánh: tiếng suối trong như tiếng hát.
– Điệp ngữ: tiếng, lồng, chưa ngủ.
– So sánh: cảnh khuya – vẽ người chưa ngủ
→ Tác dụng: cảnh đẹp nơi thiên nhiên núi rừng: tiếng suối êm dịu, ánh trăng lung linh huyền ảo và tâm trạng thao thức của Bác không ngủ được vì lo lắng cho vận mệnh của đất nước.
d) Nhân hóa: trăng hành động như con người “nhòm” khe cửa ngắm nhìn con người.
→ Tác dụng: trăng được nhân hóa như con người, như người bạn tri âm tri kỉ với Bác.
e) Ẩn dụ: mặt trời của mẹ là em bé trên lưng mẹ.
→ Tác dụng: em bé là niềm tin, sức mạnh, nguồn hi vọng của đời mẹ.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)