Giải câu hỏi 3 – Luyện tập (Trang 21 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1) – Phần soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) trang 20 – 22 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1.
Đề bài:
Bài 3. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi.
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương)
a) Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng các phương tiện từ ngữ, hình ảnh như thế nào?
b) Người đọc căn cứ vào đâu (từ ngữ, hình ảnh, cuộc đời và thân phận, tác giả,…) để lĩnh hội (hiểu và cảm nhận) bài thơ?
Trả lời:
a)
+ Nội dung giao tiếp: Miêu tả hình ảnh bánh trôi nước với những đặc tính của nó.
+ Mục đích giao tiếp: Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, thể hiện lòng xót thương trước số phận lênh đênh chìm nổi của họ.
+ Phương tiện từ ngữ, hình ảnh: thân em, trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát, tay kẻ nặn, tấm lòng son.
b) Người đọc căn cứ vào các từ ngữ, hình ảnh:
→ thân em: mô típ của ca dao than thân.
→ vừa trắng lại vừa tròn: hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi, biểu tượng cho vẻ đẹp thanh khiết, mĩ miều của người phụ nữ.
→ bảy nổi ba chìm: ẩn dụ cho số phận lênh đênh, chìm nổi, vô định.
→ tấm lòng son: tấm lòng son sắt, phẩm chất sáng ngời không bị chìm lấp bởi hoàn cảnh.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment