Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 127 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Giải câu hỏi 3 – Luyện tập (Trang 127 SGK ngữ văn 10 tập 1) – Phần soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo) trang 125- 127 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1.

Đề bài:

Đoạn đối thoại dưới đây mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng có khác với lời thọai hằng ngày. Liên hệ với bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở trang 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó.

Đăm Săn: – Ơ tất cả dân làng này, các người có đi với ta không? Tù trưởng các người đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn ngựa hãy đi dắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!
Dân làng: – Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa!

Đăm Săn: – Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất vả tôi tớ bằng này! Chúng ta ra về nào!

(Chiến thắng Mtao Mxây)

Trả lời:

Đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng được mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, cũng có sự hô – đáp, sự luân phiên giữa người nói và người nghe, nhưng ở đây lời nói có tính điệp từ, điệp ngữ: “Ai chăn ngựa hãy đi dắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!”; “Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói!” và mỗi câu văn đều có tính nhịp điệu, mang đậm chất sử thi, khác với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Điều này là do đoạn đối thoại trên là đoạn đối thoại trong một tác phẩm sử thi. Một tác phẩm sử thi cần phải có sự nhịp nhàng, nhịp điệu để thích hợp với hình thức hát – kể. Do đó đoạn đối thoại trong sử thi dù có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng không giống nhau hoàn toàn phong cách sinh hoạt

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status