Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 124 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Giải câu hỏi 3 – Luyện tập (Trang 124 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2) – Phần soạn bài Ôn tập phần làm văn trang 124 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2.

Đề bài:

Câu 3. Phân tích tác dụng của việc vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong đoạn văn sau và thử viết một đoạn văn bác bỏ với chủ đề tự chọn.

[…] Thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có phải là con người không? Cái gì cũng “vô úy”, cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là không biết mềm lòng trước bất cứ một cái gì, đấy là loài quỷ sứ chứ đâu phải là người! “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ. Loại người này, thực ra rất hiếm hoi, hay nói đúng hơn, không thể có được. Nhưng loại người sau đây thì chắc không ít: sợ rất nhiều thứ, nhất là quyền thế và đồng tiền, nhưng đối với cái tài, cái đẹp, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sang lăng mạ, giày xéo. Đấy là hạn người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bài nhất.

(Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006)

Trả lời:

Phân tích tác dụng của việc vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong đoạn trích:

– Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên đời này. Đấy là quỷ chứ đâu phải là người. Loại người này rất hiếm hoi, thực ra không thể có.

-Tác giả bác bỏ loại người thứ hai: “…chắc chắn không ít: sợ rất nhiều thứ nhất là quyền thế và đồng tiền. Nhưng đối với cái tài, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất”

=> Từ đó cho thấy tầm quan trọng những đức tính tốt đẹp, những thiên lương trong sáng của con người.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status