X

Giải câu 3 – Cụm từ (trang 133 – 134 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Giải câu hỏi 3 – Cụm từ (trang 133 – 134 SGK ngữ văn 9 tập 2) – Phần soạn bài Tổng kết về ngữ pháp trang 130 – 134 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2.

Đề bài:

Câu 3. Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó.

a) Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quoấc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dịrất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.

(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị)

b) Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

c) Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

Trả lời:

a. Thành phần trung tâm: Việt Nam; thành phần phụ: rất

– Thành phần trung tâm: bình dị; thành phần phụ: rất

– Thành phần trung tâm: phương Đông; thành phần phụ: rất

– Thành phần trung tâm: mới; thành phần phụ: rất

– Thành phần trung tâm: hiện đại; thành phần phụ: rất

b. Thành phần trung tâm: êm ả; thành phần phụ: rất

c. Thành phần trung tâm: phức tạp; thành phần phụ: hơn

– Thành phần trung tâm: phong phú, sâu sắc; thành phần phụ: cũng, và, hơn.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment