Giải câu 2 – Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận (Trang 98 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Giải câu hỏi 2 – Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận (Trang 98 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2) – Phần soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận trang 96 – 99 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2.

Đề bài:

Câu 2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

a) Ngoài nhưng thể loại văn bản trên đây, ngôn ngữ chính luận còn được dùng trong các loại tài liệu chính trị khác, trong những tác phẩm lí luận có quy mô khá lớn, ví dụ : Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi (Trường Chinh) ; Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới (Lê Duẩn),… Mặt khác, ngôn ngữ chính luận không chỉ tồn tại ở dạng viết mà cả ở dạng nói, chẳng hạn những lời phát biểu ở hội nghị hoặc trong các cuộc thảo luận, tranh luận,… mang tính chất chính trị. Nhưng dù phương tiện biểu đạt có khác nhau thì ngôn ngữ chính luận luôn nhằm một mục đích là trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương về văn hóa, xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định.

b) Điều nói trên có thể làm cơ sở để phân biệt ngôn ngữ chính luận với ngôn ngữ dùng trong các văn bản hoặc trong các hội thảo khoa học, bình luận văn chương hay thương thuyết ngoại giao,… Ở các trường hợp này, dù phát biểu bằng văn bản viết hay bằng lời nói miệng, dù có mục đích và nội dung khác nhau, cách diễn đạt bằng ngôn ngữ cũng có điểm khác nhau nhưng đều sử dụng phương pháp nghị luận. Do vậy, ta thường gọi chung là văn nghị luận hay nghị luận văn chương, nghị luận xã hội. Còn các khái niệm “chính luận” hay “ngôn ngữ chính luận”, “phong cách ngôn ngữ chính luận” thì dùng trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị đối với một vấn đề nào đó.

Do hoàn cảnh đấu tranh giải phóng dân tộc, trong thế kỉ trước, ở nước ta, chính luận rất phát triển, vì vậy đã hình thành một phong cách ngôn ngữ độc lập thể hiện ở các thể loại văn bản như đã nói trên. Ngôn ngữ chính luận có ảnh hưởng khá sâu rộng trong ngôn ngữ hằng ngày và ngôn ngữ văn học. Một số cây bút chính luận đồng thời flà những nhà hoạt động chính trị nổi tiếng như : Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng,… Có không ít tác phẩm chính luận tiêu biểu được đưa vào giảng dạy trong nhà trường (chẳng hạn : Tuyên ngôn đọc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh) ; hoặc được dùng để trích dẫn trong các bài viết, bài nói ; hoặc trở thành khẩu hiệu hành động cảu phong trào cách mạng.

Trả lời:

Phần này đã được trình bày đầy đủ trong SGK Ngữ Văn 11.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status